Giải đáp chi tiết nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc là tình trạng thường gặp khiến các mẹ mệt mỏi, kiệt sức. Không chỉ các mẹ mệt mỏi, khi bé ngủ không sâu giấc sẽ rất dễ gây ra các hậu quả nghiêm trọng như: chậm lớn, còi xương, nhận thức kém… Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn chưa biết nguyên nhân bé gặp tình trạng này do đâu. Để giải đáp chi tiết lý do trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, các mẹ hãy tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây của mangthaikhoe nhé. 

1. Vai trò quan trọng khi trẻ sơ sinh ngủ đủ và sâu giấc

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Một giấc ngủ chất lượng quan trọng ngang với việc cung cấp chất dinh dưỡng, tạo tiền đề cho sức khỏe dẻo dai của bé sau này. 

Vì vậy, bậc cha mẹ muốn trẻ mạnh khỏe thì cần phải đảm bảo trẻ luôn ngủ đủ và sâu giấc. Nếu bé sơ sinh ngủ không sâu giấc thường xuyên có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: giảm trí nhớ, giảm khả năng học hỏi, nhận thức…

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi ngủ không sâu giấc

2.1 Giấc ngủ sinh lý ở trẻ sơ sinh

Trung bình mỗi ngày, trẻ sơ sinh ngủ từ 16-18 giờ. Nhưng theo nghiên cứu trẻ không ngủ liền mạch mà chia thành nhiều chu kỳ ngủ. Trẻ ngủ khoảng 2-3 tiếng sau đó thức dậy hoặc đi sâu vào giấc ngủ tiếp theo.

Trong 1 chu kỳ bao gồm 2 giấc ngủ: REM (ngủ nông, thở nhanh, cơ mặt và chân tay cử động…) và NREM (ngủ chậm, nằm yên, thả lỏng các cơ…). Đối với trẻ sơ sinh, thời gian giấc ngủ REM và NREM gần bằng nhau. Vì vậy, trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Lúc này, mẹ cần học cách dỗ trẻ, vỗ về, hát ru để đưa bé vào giấc ngủ sâu. 

nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc do sự phát triển sinh lý 

2.2 Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình do phản xạ Moro

Phản xạ Moro là phản ứng giật mình của trẻ xuất hiện từ khi sinh ra, nhưng sớm nhất là từ 25 tuần sau mang bầu. Nguyên nhân là do tiếng động mạnh, do chuyển động đột ngột như đặt trẻ xuống nôi…

Khi trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình do phản xạ Moro, các mẹ nên vỗ về, quấn tã cho trẻ để trẻ yên tâm hơn. Các mẹ cần tập cho trẻ thích nghi với môi trường xung quanh ít nhất là 3 tháng đầu đời. Để khi trẻ được 4-6 tháng tuổi, phản xạ Moro sẽ biến mất hoàn toàn, giấc ngủ của trẻ sẽ không còn bị gián đoạn nữa.

2.3 Cảm giác không an toàn khi nằm ngửa

Khi nằm ngửa mà không có chỗ dựa, bé thường có cảm giác không an toàn. Thực tế cho rằng, có nhiều đứa trẻ dễ bị giật mình khi nằm ngửa, từ đó trẻ ngủ không sâu giấc và cảm thấy dễ ngủ hơn khi nằm sấp.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên để mặc sở thích của con. Bởi khi nằm sấp, bé sẽ có nguy cơ bị đột tử cao hơn, kể cả khi bé cảm thấy ngủ ngon. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên mẹ luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Mẹ cần quấn tã hoặc làm ổ cuốn cho bé cảm thấy yên tâm hơn khi nằm ngửa. Khi bé quen rồi thì tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình khi nằm ngửa sẽ biến mất.

quấn tã làm trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc
Quấn tã hoặc làm ổ cuốn có thể hạn chế tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc 

2.4 Chưa phân biệt được ngày - đêm

Nếu thấy trẻ ngủ không sâu giấc hay vặn mình, quấy khóc vào ban đêm, đây có thể do bé chưa phân biệt được ngày đêm. Mẹ nên dạy bé thói quen ngủ đúng giờ, ban ngày để chơi, ban đêm nghỉ ngơi. Bé không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày, để ban đêm ngủ sâu giấc hơn.

Bên cạnh đó, vào ban ngày bạn cũng nên cho bé phơi nắng tự nhiên (nắng sớm) và tránh các hoạt động gây buồn ngủ. Ban đêm, hãy tránh mọi tiếng ồn và ánh sáng nơi bé ngủ. Điều này sẽ cải thiện đáng kể tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc ban đêm.

2.5 Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, thức dậy đòi bú

Vì cấu tạo sinh lý của trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ, vì vậy bé cần bổ sung sữa nhiều lần trong ngày. Cũng chính vì mỗi lần bú, trẻ nhanh no và nhanh đói dẫn đến tình trạng hay thức dậy vào giữa đêm để đòi bú, làm rối loạn giấc ngủ.

Các mẹ có thể đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ban ngày, từ đó có thể cắt giảm lượng thức ăn qua đêm. Mẹ có thể tập cho bé kéo dài thời gian giữa các cữ bú một cách từ từ để bé có thể thích nghi và ngủ sâu giấc vào ban đêm.

3. Trẻ sơ sinh không sâu giấc hay vặn mình ở giai đoạn 4-5 tháng tuổi

3.1 Hồi quy giấc ngủ khiến bé ngủ không sâu giấc

Khi bé được 4 tháng tuổi, mọi sự tò mò về thế giới xung quanh sẽ thực sự trỗi dậy. Bé có thể khó chịu với việc đi ngủ, thay vào đó là thức dậy và vui chơi với mọi người. Tình trạng này chính là thoái triển giấc ngủ, khiến trẻ 4 tháng tuổi ngủ không sâu giấc.

Các mẹ cũng đừng quá lo lắng, tình trạng thoái triển giấc ngủ này chỉ là tạm thời. Khi các bé đã có khả năng thích nghi với cuộc sống mới, giấc ngủ của bé sẽ quay lại về quỹ đạo ban đầu.

3.2 Ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt

Giấc ngủ trưa thực sự quan trọng đối với những em bé từ 4 tháng tuổi. Nhiều bé sẽ không còn thói quen ngủ trưa khiến ban đêm bị mệt mỏi, ngủ không sâu giấc. Đây là dấu hiệu bạn nên khuyến khích bé ngủ trưa, hoặc có những giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

4. Trẻ 6 tháng ngủ không sâu giấc

4.1 Bé chưa có thói quen ngủ tự lập

Bé con của bạn 6 tháng tuổi nhưng vẫn cần bú mẹ hoặc đung đưa, hát ru khi trước ngủ thì đây chính là tình trạng bé đang phụ thuộc vào mẹ. Lúc này, các mẹ cần phải từ từ thay đổi, để trẻ có thói quen ngủ tự lập.

Mới đầu, chắc chắn bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc. Nhưng hãy để trẻ tự đi vào giấc ngủ bằng cách mút ngón tay hoặc núm vú giả. Khi đó, bạn chỉ cần nhẹ nhàng vuốt ve hoặc cất giọng, bé sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ khi tỉnh giấc giữa đêm.

4.2  Lo lắng phải xa cách bố mẹ

Bé từ 6 tháng tuổi đã có nhận thức về cha mẹ, có những em rất yêu cha mẹ, không muốn phải cách xa cha mẹ. Chính vì vậy, trẻ 6tháng tuổi ngủ không sâu giấc là do đang lo lắng phải cách xa bố mẹ. Lúc này, cha mẹ nên ngủ chung phòng với bé, giúp bé có cảm giác gần gũi hơn nhưng vẫn cho phép bản thân nghỉ ngơi. 

Trẻ 6 tháng trở lên ngủ không sâu giấc do lo lắng sự xa cách bố mẹ

4.3 Trẻ sơ sinh 6 tháng khó ngủ do đau mọc răng

Quá trình mọc răng sữa của bé cũng là một nguyên nhân sinh lý làm trẻ 6 tháng tuổi ngủ không sâu giấc. Khi mọc răng, bé thường khá khó chịu, biểu hiện đau, chảy dãi, cáu kỉnh vào ban ngày. Từ đó, bé ngủ thường quấy khóc, không chịu ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

5. Nguyên nhân bệnh lý xảy ra ở mọi lứa tuổi

5.1 Bé sơ sinh ngủ không sâu giấc khi bị ốm

Khi bị ốm, bé thường mệt mỏi, quấy khóc nhiều. Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc.

Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về bệnh lý, quấy khóc thường xuyên không rõ lý do, bậc cha mẹ cần liên hệ ngay với chuyên gia. Sau đó, cố gắng đưa bé trở lại thói quen sinh hoạt bình thường càng sớm càng tốt. Tránh trường hợp bé ngủ không sâu giấc do thay đổi thói quen.

5.2 Bệnh lý nhiễm khuẩn mũi họng

Sức đề kháng của các bé đang còn yếu ớt, các tác nhân gây viêm dễ xâm nhập, làm tổn thương bé. Biểu hiện tình trạng bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi...Các bé quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc do khó thở, nghẹt mũi, đau họng.

5.3 Thiếu vitamin D3 K2-MK7

Khi thiếu các vi chất như Canxi, Magie, Kẽm, Sắt, Vitamin...Cơ thể bé sẽ khó chịu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ. Từ đó, cơ thể bé bị suy nhược, khiến trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình.

  BioAmicus Vitamin D3 và K2-MK7
BioAmicus Vitamin D3 và K2-MK7

Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, vitamin D3 và K2-MK7 đều là những dưỡng chất quan trọng cần bổ sung cho trẻ ngay từ khi sinh ra để trẻ phát triển toàn diện. BioAmicus Vitamin D3 K2-MK7 là dòng vitamin bao kép với công nghệ độc quyền trên thế giới, đảm bảo chuẩn hàm lượng K2-MK7 gây tác dụng, giúp hấp thu canxi tối đa và tạo nền tảng bứt phá chiều cao cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời. Đây chính là nền tảng giúp trẻ khỏe mạnh, dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn.

Hàng triệu bà mẹ trên 30 quốc gia đã tin dùng cho bé sơ sinh sử dụng sản phẩm BioAmicus Vitamin D3 K2-MK7. Các bà mẹ phản hồi rằng sản phẩm này cải thiện đáng kể tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay giật mình quấy khóc. 

5.4 Một số bệnh lý khác

Các bệnh lý như trào ngược, ợ hơi ợ chua, dị ứng, cảm lạnh, béo phì...là những nguyên nhân khiến cho trẻ hay vặn mình, ngủ không sâu giấc mà nhiều mẹ thường bỏ qua.

6. Lời kết

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc là một trong những nguyên nhân khiến cha mẹ lo lắng, mệt mỏi. Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ có những kiến thức bổ ích, giúp nuôi dạy trẻ bớt đi phần nào khó khăn. Dược sĩ Bioamicus sẽ luôn đồng hành cùng cha mẹ để nuôi dưỡng các con. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì mẹ hãy liên hệ ngay Hotline 1900636985 để được đội ngũ Dược sĩ giàu kinh nghiệm hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.whattoexpect.com/first-year/baby-sleep-problems.aspx

2. https://www.healthline.com/health/parenting/newborn-not-sleeping

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu