Mang thai tuần 19: Sự phát triển của thai nhi và những việc mẹ nên làm trong tuần thai này

Cùng tìm hiểu về sự phát triển của em bé như thế nào trong tuần thai 19. Mang thai tuần thứ 19, mẹ vẫn cần được bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu sắt, đạm, protein.

Sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tuần 19

Ở tuần 19, các giác quan của thai nhi đang phát triển mạnh mẽ. Não đang phân chia thành từng vùng chuyên biệt như khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác, xúc giác. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, lúc này, thai nhi đã có khả năng nghe được giọng nói của mẹ. Vì thế, mẹ đừng ngại ngần đọc thật to, nói chuyện hoặc hát cho bé nghe những giai điệu hạnh phúc.

Bé lúc này nặng hơn 240g và chiều dài từ đầu đến chân là khoảng hơn 15cm. Tay và chân đang phát triển theo hướng tỉ lệ thuận với nhau và với các phần còn lại trong cơ thể. Thận tiếp tục tiết ra nước tiểu. Da đầu đang mọc tóc. Một lớp sáp bảo vệ gọi là các tuyến bã nhờn được hình thành trên da, có nhiệm vụ ngăn chặn sự thâm nhập của muối trong nước ối. 

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao trong tuần mang thai tuần 19?

Thay đổi về cơ thể của mẹ 

Có phải mang thai ở tuần thứ 19, mẹ đang nghĩ rằng mình quá bệ vệ? Nhưng mẹ sẽ còn những thay đổi để thích ứng với sự phát triển nhanh hơn của thai nhi trong một vài tuần tới.

Mẹ sẽ thấy một vài đau nhức ở phía bụng dưới, hoặc thỉnh thoảng bị cơn đau nhói ngắn, ở một hoặc hai bên hông. Đặc biệt là khi mẹ thay đổi vị trí hay sau một ngày làm việc vất vả. Có khả năng, đây là cơn đau dây chằng. Các dây chằng này có tác dụng hỗ trợ tử cung co giãn, để có thể dễ dàng chứa thai nhi đang tăng lên về trọng lượng. Mẹ không cần lo lắng quá về các biểu hiện này. Nếu vẫn tiếp tục đau khi nghỉ ngơi mẹ nên đi khám.

Da

Mẹ cũng cần phải chú ý đến sự thay đổi của da. Nếu lòng bàn tay bị đỏ lên thì mẹ cũng không phải lo lắng. Đó chỉ là do sự tăng lên của estrogen. Mẹ cũng có thể sẽ bị các nốt tàn nhang trên các vùng da tối màu do sự tăng lên tạm thời của các sắc tố da. Sự xuất hiện các đốm nám quanh môi, gò má, trán, gọi chung là hiện tượng nám da hoặc mặt nạ thai nhi.

Mẹ cũng cần chú ý đến một vài biểu hiện tối sẫm ở các vùng như: núm vú, tàn nhang, vết sẹo, vùng nách, bẹn, âm hộ. Những đường tối đen này chạy từ rốn đến xương háng gọi là các đường xám y học hoặc “đường tối”. Những điểm tối sẫm này sẽ nhanh chóng phai nhạt sau khi phát tán trên da. Trong lúc chờ đợi chúng biến mất, mẹ hãy bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Ánh mặt trời làm cho sắc tố da bị biến đổi. Bảo vệ da bằng cách đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời. Mẹ có thể trang điểm nhẹ nhàng để che. Tuy nhiên mẹ nên sử dụng sản phẩm an toàn, lành tính để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. 

 Đặt tên cho bé yêu

Ở tuần mang thai thứ 19 mẹ cũng nên nghĩ đến chuyện đặt tên cho con  (nếu trước đó bố mẹ chưa nghĩ đến chuyện đặt tên).

Đối với nhiều cặp vợ chồng, việc đặt tên cho bé là cả một niềm vui lớn. Trong khi đó lại là cả một quá trình đàm phán cam go đối với các đôi vợ chồng khác. Dù bằng cách nào đi chăng nữa thì đó cũng là một quyết định quan trọng. Vì cái tên là sự lựa chọn để mang theo trong cả cuộc đời, trừ khi sau này con bạn muốn đổi tên của mình. Hơn nữa mẹ cần có một cái tên cho bé yêu để làm thủ tục tại bệnh viện khi sinh.

Các hoạt động trong tuần này 

Mẹ nên bắt đầu tìm kiếm các nơi giữ trẻ. Nghe có vẻ hơi sớm, nhưng những trung tâm tốt nhất thường có hàng danh sách dài chờ đợi, nên sẽ dễ dàng hơn khi mẹ đến tham quan các trung tâm ngay từ bây giờ - khi chưa phải vướng bận trông bé. Mẹ có nhiều sự lựa chọn, hãy xem xét những ưu điểm, nhược điểm của mỗi trung tâm. Hãy đăng ký tên vào vài danh sách ngay cả khi mẹ chưa chắc chắn chọn chúng. Đến lúc cần, mẹ có thể dễ dàng lựa chọn.

Lưu ý

Tuy còn trong bụng mẹ, nhưng sự phát triển của mỗi thai nhi đều có những khác biệt. Thông tin chúng tôi đưa trên đây nhằm cung cấp cho bạn những hiểu biết chung nhất về sự phát triển của các bé trong bụng mẹ giai đoạn này.

Xem thêm: mang thai tuần 20

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu