Mang thai tuần 40: Thai nhi vẫn “cứng đầu” chưa chào đời có sao không?
Mang thai tuần 40, hành trình mang thai của mẹ sắp đến vạch đích, thời điểm mẹ gặp được con không còn xa nữa. Nhiều mẹ bầu lo lắng rằng đến thời điểm này mà chưa có tình trạng chuyển dạ thì có làm sao không. Hãy để mangthaikhoe giải đáp cho mẹ vấn đề này nhé!
1. Sự thay đổi của thai nhi khi mang thai tuần 40.
Thai nhi tuần 40 tuổi khó có thể đoán chính xác được nặng bao nhiêu cân. Nhưng cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh trong tuần này khoảng tầm 3,3 - 3,4 kg. Chiều dài cơ thể đạt khoảng 48 - 49cm. Bên cạnh đó cũng có những đứa trẻ có cân nặng và kích thước vượt mức trung bình.

Trong tuần này, khi mẹ đi siêu âm sẽ biết được chính xác giới tính của con. Trong lần khám thai này cũng có thể phát hiện được tình trạng khó sinh nhờ các dấu hiệu như:
- Nhau thai bám thấp
- Thai ngôi ngược, thai ngôi ngang, thai to
- Song thai, đa thai
- Nước ối bị thiếu
- Dây rốn quấn quanh cổ thai nhi.
Thai 40 tuần tuổi vẫn không ngừng hoạt động cho đến ngày sinh. Vì vậy, mẹ hãy theo dõi những chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ. Hãy liên hệ ngay với bác sỹ nếu như không thấy những cử động của mẹ.
Đến tuần này, các xương sọ của bé vẫn còn chưa khép kín nên dễ dàng xếp chồng lên nhau. Điều này sẽ thuận lợi cho quá trình chui ra khỏi bụng mẹ của em bé. Nhưng cũng là nguyên nhân khiến cho đầu bé bị nhọn sau khi sinh. Nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng vì hiện tượng này chỉ là tạm thời.
2. Những dấu hiệu mà mẹ gặp phải khi mang thai tuần 40
2.1. Cơn co thắt Braxton Hicks( Cơn gò bụng giả)
Những cơn gò bụng giả sẽ xảy ra không liên tục với tần suất và mức độ vừa phải. Những cơn gò này sẽ giảm nếu mẹ thay đổi tư thế hoặc vận động nhẹ. Đây là đặc điểm để mẹ bầu phân biệt giữa cơn gò bụng giả và cơn co thắt chuyển dạ thật.
2.2. Cổ tử cung giãn rộng hơn
Mang thai tuần 40, thời điểm mà mẹ gặp con giờ chỉ tính được bằng ngày. Cổ tử cung của mẹ đã giãn rộng ra để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn”. Bác sỹ sẽ tiến hành đo cổ tử cung của mẹ. Độ mở của cổ tử cung được đo bằng centimet, còn độ mỏng sẽ được tính bằng tỷ lệ phần trăm. Cổ tử cung mở rộng và hiện tượng xuất huyết xảy ra báo hiệu quá trình chuyển dạ sắp diễn ra.

3.3. Đau vùng xương chậu
Khi thai nhi di chuyển xuống vùng xương chậu khiến cho bàng quang và xương chậu bị chèn ép gây đau. Trong những tuần cuối này, mẹ cần được massage để làm giảm những cơn đau do bị chèn ép.
3.4. Chuột rút ở chân
Đến tuần 40, thai nhi càng tụt dần xuống dưới khung xương chậu. Đồng thời, cân nặng của trẻ cũng ngày càng tăng. Điều này khiến cho đôi chân của mẹ phải chịu áp lực rất lớn từ cơ thể cũng như trọng lượng của thai nhi. Vì vậy, mẹ dễ gặp phải tình trạng chuột rút và đau chân ở giai đoạn này.
3.5. Triệu chứng mất ngủ
Khi mang thai tuần 40 mẹ bầu thường gặp phải tình trạng mất ngủ. Nguyên nhân là vì mẹ đang rất háo hức mong chờ ngày được gặp con. Một phần là do những cơn co thắt tử cung hay sự chèn ép của thai nhi ở vùng xương chậu gây đau đớn cho mẹ.

3. Thai tuần 40 chưa chuyển dạ có nên mổ?
Mang thai tuần 40, nếu chưa chuyển dạ thì mẹ sẽ được làm xét nghiệm và siêu âm thai. Điều này sẽ đảm bảo được em bé vẫn được cung cấp đủ oxy và các cơ quan vẫn đang phát triển bình thường. Nếu đến hết tuần 40 chưa có dấu hiệu sinh thì bác sỹ sẽ cân nhắc đến việc kích thích sinh hoặc có những biện pháp can thiệp khác.
Thai nhi 40 tuần tuổi vẫn “cứng đầu” chưa chịu chào đời khiến cho mẹ bầu lo lắng . Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì đến tuần 40 chưa chuyển dạ sinh con hoặc chuyển dạ sớm hơn từ tuần 37, 38 là bình thường. Tỷ lệ trường hợp mẹ bầu sinh đúng theo thời gian dự kiến rất thấp, chỉ đạt khoảng 5%. Nguyên nhân có thể là do thời gian rụng trứng chậm hơn dự kiến hoặc có thể mẹ nhớ nhầm. Do đó, nếu như đến tuần 40 mà bé con vẫn “cứng đầu” chưa chịu ra ngoài thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng nhé!
Tuy nhiên, khi thai đã quá 41 tuần thì nhau thai không còn giàu dinh dưỡng như trước nữa. Điều này sẽ không đảm bảo được dinh dưỡng cho con khi ở trong bụng mẹ gây đe dọa đến sự an toàn của thai nhi. Ngoài ra, những tác động trên có thể gây tổn thương đến tim, thần kinh.
Đồng thời, khi thai quá già lượng nước ối trong tử cung giảm dần khiến cho em bé bị thiếu chất dinh dưỡng có thể dẫn đến tình trạng suy thai, thai chết lưu.

4. Những lưu ý cho mẹ khi mang thai tuần 40
- Bổ sung đủ dinh dưỡng: Hãy ăn uống đầy đủ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho con. Đồng thời, mẹ có sức khỏe tốt để sẵn sàng cho quá trình “vượt cạn” sắp tới. Đồng thời một nền tảng tốt các dưỡng chất như sắt cho phụ nữ sau sinh, canxi, DHA... sẽ giúp mẹ và thai nhi có đủ dinh dưỡng cho những ngày đầu tiên.
- Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ: Một số dấu hiệu chuyển dạ tuần 40 mẹ có thể dễ dàng nhận thấy như: vỡ túi ối, bong nút nhầy tử cung, xuất hiện các cơn co thắt tử cung dồn dập và liên tục, xuất huyết âm đạo. Khi có một trong số những dấu hiệu này, mẹ hãy nhanh chóng đến bệnh viện để bác sỹ kịp thời can thiệp.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Duy trì thói quen dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ sẽ khiến cho quá trình vượt cạn của mẹ dễ dàng hơn. Hoặc mẹ có thể tập xoay hông, vặn mình để làm giảm áp lực cho phần dưới cơ thể mẹ khiến mẹ dễ chịu hơn.
- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái: Mẹ hãy tập thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, xem phim. Đặc biệt là mẹ có thể nhờ bố massage để giảm bớt sự đau đớn trong tuần này.
Trên đây là những thay đổi của thai nhi và dấu hiệu mẹ gặp phải khi mang thai tuần 40. Hãy nắm rõ được những dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời mẹ nhé.
Nếu mẹ còn thắc mắc gì hãy liên hệ tới hotline 1900 63 69 85 để nhận được sự hỗ trợ từ Dược sỹ chuyên môn.

DS chuyên môn: DS Trần Thanh Bình
- DS lâm sàng Đại học Dược Hà Nội.
- Phụ trách chuyên môn nhãn hàng Wooshin Labottach, Aplicaps Việt Nam, nhãn hàng nhi khoa Bioamicus.
_Nguyễn Huyền_
Tài liệu tham khảo:
- Thai 9 tuần đã bám chắc chưa? Hiểu rõ về thai kỳ tuần thứ 9
- Giải đáp thắc mắc: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh là lý tưởng nhất?
- Hình ảnh siêu âm thai 4 tuần tuổi có tim thai chưa? Thai nhi đã vào tử cung chưa?
- Thai 9 tuần bụng đã to chưa? Dấu hiệu thai 9 tuần phát triển khỏe mạnh
- Kích thước túi thai theo tuần thay đổi như thế nào? Xem ngay!
.jpg)
.jpg)
- Thai 9 tuần đã bám chắc chưa? Hiểu rõ về thai kỳ tuần thứ 9
- 10 Cách Giảm Huyết Áp Cao Khi Mang Thai Không Dùng Thuốc
- Loại canxi nào tốt cho tuổi dậy thì? Tips tăng chiều cao hiệu quả
- Giải mã tiêu chuẩn vàng khi lựa chọn thực phẩm bổ sung cho mẹ bầu
- Quan hệ khi mang thai bị ra máu hồng có nguy hiểm không?