Kích thước túi thai theo tuần thay đổi như thế nào? Xem ngay!
Kích thước túi thai theo tuần là chỉ số quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nó không chỉ giúp đánh giá sự phát triển của thai mà còn phát hiện các bất thường sớm và chính xác nhất. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu kích thước túi thai theo tuần và các lưu ý để thai phát triển tốt nhất.
Túi thai là gì?
Túi thai nằm trong tử cung, có cấu trúc dạng túi bên trong chứa đầy nước ối và phôi thai. Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khi thai được 4,5 - 5 tuần tuổi, túi thai sẽ bắt đầu hình thành. Nó nằm phía trong tử cung, bao bọc lấy phôi thai. Bắt đầu từ đây, túi thai chính là ngôi nhà để thai nhi dần hình thành và phát triển trong suốt thai kỳ.
Chính vì được hình thành từ rất sớm nên siêu âm phát hiện túi thai là dấu hiệu xác định mang thai quan trọng với độ chính xác tới 97,6%. Ngoài ra, kích thước túi thai theo tuần cũng giúp xác định tuổi thai, mức độ phát triển của thai và nhiều bệnh lý liên quan.
Thay đổi kích thước túi thai theo tuần
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, kích thước túi thai theo tuần cần theo dõi thường xuyên. Từ đó phát hiện các bất thường của thai nhi sớm và chính xác nhất.
Bảng kích thước túi thai theo tuần
Túi thai xuất hiện khi thai được 4 tuần tuổi và tăng dần kích thước khoảng 1mm mỗi ngày đến 9 tuần tuổi. Do đó trong 4 - 9 tuần đầu tiên của thai kỳ, kích thước túi thai là căn cứ để xác định chính xác tuổi thai. Qua giai đoạn này, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh nên kích thước túi thai theo tuần không còn nhiều ý nghĩa. Thay vào đó sẽ theo dõi thai nhi thông qua cân nặng, chiều dài đầu mông,...
Bảng kích thước túi thai theo tuần để mẹ tham khảo:
Tuổi thai | Kích thước túi thai (GSD) | Chiều dài đầu mông (CRL) |
4 tuần | 3mm | |
5 tuần | 6mm | |
6 tuần | 14mm | |
7 tuần | 27mm | 8mm |
8 tuần | 29mm | 15mm |
9 tuần | 33mm | 21mm |
10 tuần | 31mm | |
11 tuần | 41mm | |
12 tuần | 51mm | |
13 tuần | 71mm |
Kích thước túi thai theo tuần không chỉ để xác định tuổi thai mà còn để đánh giá mức độ phát triển của thai và các tình trạng bệnh lý:
- Chửa ngoài dạ con (thai ngoài tử cung): Siêu âm giúp xác định chính xác vị trí túi thai trong tử cung, thai ngoài tử cung hoặc thai chưa rõ vị trí. Từ đó phát hiện sớm tình trạng chửa ngoài dạ con và có biện pháp xử lý phù hợp.
- Túi thai giả (mang thai giả): Phát hiện có túi thai trong tử cung nhưng không có phôi thai.
- Suy thai hoặc sảy thai: Khi túi thai đạt kích thước nhất định nhưng không có phôi thai hoặc phôi thai phát triển chậm. Suy thai là tình trạng đường kính túi thai trung bình 25mm mà không có dấu hiệu của phôi thai có thể là suy thai. Nếu đường kính túi thai trung bình 16 - 25mm mà không có phôi thai có khả năng cao là sảy thai.
Kích thước túi ối bao nhiêu thì có tim thai?
Thông thường, ngay từ tuần thứ 5 - 6 của thai kỳ, túi ối (chiều dài đầu mông - CRL) đạt kích thước 5mm mẹ đã có thể nghe được nhịp tim của bé qua siêu âm. Tuy nhiên, lúc này tim của em bé mới chỉ là các ống và mô tim có khả năng co bóp. Đến tuần thứ 10, tim thai đã phát triển hoàn thiện.
Đây là dấu mốc quan trọng cho thấy phôi thai đang phát triển bình thường và khỏe mạnh. Nếu túi ối đạt kích thước 5mm mà vẫn chưa có tim thai có thể dấu hiệu cho thấy thai nhi bất thường. Có nguy cơ cao bị suy thai hoặc thai ngừng phát triển.
Túi ối nhỏ hơn tuổi thai ảnh hưởng gì?
Ngoài những bất thường về kích thước túi thai theo tuần thì kích thước túi ối cũng rất quan trọng. Túi ối nhỏ hơn tuổi thai làm tăng nguy cơ bị thiếu ối hoặc cạn ối. Nếu thai nhi phát triển quả lớn có thể dẫn đến vỡ ối. Nguy hiểm hơn sẽ gây suy thai, sảy thai hoặc thai chết lưu.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy nếu kích thước trung bình túi ối (MSS) nhỏ hơn chiều dài đầu mông thai nhi (CRL) trên 5mm có nguy cơ cao bị sẩy thai, kể cả khi đã có tim thai.
Do đó, trong tam cá nguyệt thứ nhất mẹ bầu cần siêu âm định kỳ đúng theo chỉ định bác sĩ. Vừa để theo dõi sự phát triển của thai, vừa phát hiện sớm các bất thường và can thiệp kịp thời.
Bổ sung dinh dưỡng giúp túi thai phát triển khỏe mạnh
Có thể thấy, tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm và cần theo dõi thai kỳ thường xuyên. Từ đó phát hiện sớm các bất thường về kích thước thai nhi theo tuần, tim thai và xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng thai kỳ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của mẹ và bé. Khi mang thai, nhu cầu các dưỡng chất của mẹ đều tăng để đảm bảo sự phát triển của bào thai. Vì vậy, ăn uống đủ chất thôi là chưa đủ mà mẹ còn cần tăng cường bổ sung thêm vitamin, thuốc bổ bầu. Bộ 3 sản phẩm Aplicaps giúp bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, được rất nhiều mẹ bầu tin dùng.
- Aplicaps Befoma: Bổ sung đủ sắt, acid folic và 16 loại vitamin, khoáng chất cần thiết trong thai kỳ. Trong đó, sản phẩm chứa sắt amin thế hệ mới nhất và acid folic dạng Quatrefolic cho khả năng hấp thu cao, giúp tăng hiệu quả phòng ngừa các dị tật thai nhi, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ nhất.
- Aplicaps Menecal: Bổ sung nguồn Canxi tự nhiên từ Tảo đỏ và San hô, kết hợp với vitamin D3&K2 cùng các khoáng chất Magie, Kẽm, Selen. Nhờ sự kết hợp của các thành phần, viên uống Canxi Aplicaps Menacal có khả năng hấp thu cao và hạn chế nóng táo. Sản phẩm giúp mẹ cải thiện đau mỏi sau 2 tuần sử dụng và hỗ trợ thai nhi phát triển hệ khung xương toàn diện.
- Aplicaps Hymega: Chứa DHA tinh khiết được chiết xuất theo công nghệ chiết lạnh PCET độc quyền, kết hợp với EPA và vitamin E. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ thai nhi phát triển não bộ, thị lực toàn diện. Đồng thời phòng ngừa tiền sản giật và cải thiện tâm trạng cho mẹ trong thai kỳ và sau sinh.
Bộ 3 sản phẩm Aplicaps là giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho mẹ bầu với hàm lượng tối ưu nhất. Sản phẩm cũng đạt chứng nhận an toàn EFSA và được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng. Mẹ nên dùng bộ 3 Aplicaps ngay từ khi bắt đầu mang thai và trong suốt thai kỳ để có hiệu quả tốt nhất.
Kích thước túi thai theo tuần giúp đánh giá sức khỏe và khả năng phát triển bình thường của thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hy vọng các thông tin trong bài viết giúp mẹ hiểu hơn về chỉ số này và các lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh.
Nếu mẹ vẫn có thắc mắc về các chỉ số của thai nhi khi siêu âm hoặc dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai, liên hệ ngay tới HOTLINE 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại ĐÂY để được giải đáp chi tiết nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Gestational Sac Evaluation. Truy cập ngày 27/02/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK551624/ - 1st Trimester Ultrasound Scanning. Truy cập ngày 27/02/2023.
https://www.brooksidepress.org/Products/Military_OBGYN/Ultrasound/1st_trimester_ultrasound_scannin.htm - Small sac size in the first trimester: a predictor of poor fetal outcome. Truy cập ngày 27/02/2023
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1987595/
- Giải đáp thắc mắc: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh là lý tưởng nhất?
- Hình ảnh siêu âm thai 4 tuần tuổi có tim thai chưa? Thai nhi đã vào tử cung chưa?
- Thai 9 tuần bụng đã to chưa? Dấu hiệu thai 9 tuần phát triển khỏe mạnh
- Thai 14 tuần biết trai hay gái chưa? Chuyên gia trả lời
- Thai 33 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Những lưu ý mẹ cần nhớ
- Loại canxi nào tốt cho tuổi dậy thì? Tips tăng chiều cao hiệu quả
- Giải mã tiêu chuẩn vàng khi lựa chọn thực phẩm bổ sung cho mẹ bầu
- Quan hệ khi mang thai bị ra máu hồng có nguy hiểm không?
- Giải đáp thắc mắc: Mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- [Tư vấn] Bà bầu ăn hạt đác được không? Lợi ích và tác hại