Mang thai tuần thứ 4: Dấu hiệu thai kỳ và sự phát triển của phôi thai
Mang thai tuần thứ 4 này, phôi thai đang phát triển rất mạnh. Hệ tuần hoàn và tim thai cũng đã bắt đầu được hình thành. Kết quả que thử thai thời điểm này khá chính xác, tuy nhiên mẹ cũng vẫn nên đi khám để kiểm tra mẹ nhé và mẹ cũng cần quan tâm đến những thực phẩm mẹ đưa vào cơ thể là an toàn và tốt cho thai nhi.
1. Mang thai tuần thứ 4 - Phôi thai đã phát triển như thế nào?
Bắt đầu từ tuần này là sự khởi đầu của thời kỳ phôi thai. Từ giai đoạn này đến tuần 10 thai kỳ là lúc bắt đầu phát triển các cơ quan của thai nhi, có những bộ phận đã bắt hoạt động chức năng cho sự sống bé. Do vậy, với bất kỳ sự can thiệp nào và quá trình phát triển đều dễ rằng gây tổn thương cho thai nhi.
Lúc này, phôi thai có kích thước chỉ như hạt vừng( hạt mè), rất nhỏ nhưng bao gồm có 3 lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì, sẵn sàng để hình thành các mô và cơ quan cho bé sau này.
- Ngoại bì: Đây là lớp sẽ hình thành ống thần kinh, não bộ, tủy sống, dây thần kinh, xương sống. Đây cũng là nơi sẽ tạo ra da, móng, tóc, men răng, tuyến mồ hôi, tuyến vú.
- Trung bì: Ở lớp này là nơi hình thành tim và hệ tuần hoàn và cũng là nơi hình thành xương, sụn, cơ bắp, mô dưới da.
- Nội bì: là nơi của ruột, phổi, hệ thống đường tiết niệu, và tuyến gan, tuyến tụy.
Trong lúc này nhau thai sơ cấp cũng có cấu tạo 2 lớp, bám vào thành tử cung, có vai trò cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi hoạt động vào cuối tuần thứ 4 này. Cùng lúc đó, túi ối cũng hình thành và che chở cho thai nhi trong cả thai kỳ.
2. Cơ thể mẹ có dấu hiệu và thay đổi gì trong tuần thai này?
Lúc này cơ thể đã có thể cảm nhận thấy rõ một số khó chịu khi mang bầu. Hiện tượng đi tiểu, mệt mỏi và đau ngực thường xuyên diễn ra. Có thể có mẹ xuất hiện ốm nghén sớm với triệu chứng buồn nôn. Giai đoạn này mẹ sẽ thấy hiện tượng chảy máu lượng ít ( chỉ một ít) thì đó dấu hiệu của phôi được cấy vào thành tử cung. Tuy nhiên nếu mẹ nào không thấy có hiện tượng đó thì cũng không có gì đáng lo lắng vì hiện tượng này ở một phần nhỏ phụ nữ mang thai mà thôi. Mẹ sẽ trải qua một vài cơn co thắt nhẹ và tăng tiết dịch âm đạo đó cũng là một trong những dấu hiệu báo thai cho mẹ.
Khi xác định mẹ đã có thai thì cơ thể mẹ sẽ cần nhiều sắt và canxi hơn.
Để đảm bảo đủ sắt tạo máu cho mẹ và nuôi dưỡng thai nhi thì mẹ cần bổ sung 30mg/ngày hàm lượng nguyên tố sắt.
Giai đoạn này, sự huy động canxi từ mẹ để cung cấp, hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi nên việc ăn uống, bổ sung canxi của mẹ cũng cần được quan tâm từ sớm.
3. Hoạt động của mẹ trong tuần thai này cần lưu ý
Ngày từ khi có kế hoạch mang thai thì mẹ cần bổ sung ngay acid folic, sắt và vitamin khoáng chất tiền mang thai.
Nếu có sử đang sử dụng loại thuốc gì cần thông báo và xin ý kiến bác sỹ về việc sử dụng thuốc trong quá trình tiền mang thai và giai đoạn thai kỳ.
Chúc mừng mẹ nếu kết quả thử thai của mẹ là dương tính. Tuy nhiên nếu kết quả âm tính mà mẹ không thấy kinh nguyệt thì hay thử lại vào tuần sau mẹ nhé.
Trường hợp mẹ đã hơn 35 tuổi mà cố gắng thụ thai trong 6 tháng, cả năm hoặc thâm chí là lâu hơn thế mà vẫn chưa có thì hay đến các cơ sở uy tín thăm khám cả 2 vợ chồng để hiểu rõ vấn đề của mình cũng như tìm phương pháp phù hợp để có một em bé khỏe mạnh và đáng yêu ba mẹ nhé.
- Giải đáp thắc mắc: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh là lý tưởng nhất?
- Hình ảnh siêu âm thai 4 tuần tuổi có tim thai chưa? Thai nhi đã vào tử cung chưa?
- Thai 9 tuần bụng đã to chưa? Dấu hiệu thai 9 tuần phát triển khỏe mạnh
- Kích thước túi thai theo tuần thay đổi như thế nào? Xem ngay!
- Thai 14 tuần biết trai hay gái chưa? Chuyên gia trả lời
- Loại canxi nào tốt cho tuổi dậy thì? Tips tăng chiều cao hiệu quả
- Giải mã tiêu chuẩn vàng khi lựa chọn thực phẩm bổ sung cho mẹ bầu
- Quan hệ khi mang thai bị ra máu hồng có nguy hiểm không?
- Giải đáp thắc mắc: Mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- [Tư vấn] Bà bầu ăn hạt đác được không? Lợi ích và tác hại