Mang thai tuần 2: Dấu hiệu nhận biết và sự phát triển của phôi thai tuần 2
Sau tuần thứ 1 kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối thì lúc này cơ thể mẹ đang có những sự thay đổi chuyển bị cho quá trình rụng trứng. Mang thai tuần 2, tuy rằng có thể thai nhi chưa được hình thành. Nhưng mẹ cần tích cực chuẩn bị sẵn sàng để mang thai mẹ nhé.
1. Mang thai tuần 2 sự thay đổi cơ thể mẹ và sự phát triển của phôi thai
Ở tuần này, mẹ bước vào giai đoạn rụng trứng. Bình thường chắc mẹ sẽ không để ý đến những dấu hiệu rụng trứng. Nhưng khi có kế hoạch mang thai thì đây là những dấu hiệu đầu tiên đáng phải quan tâm.
1.1 Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Những dấu hiệu báo thời điểm rụng trứng:
- Tăng nhiệt độ cơ thể: đo nhiệt độ cơ thể là 1 trong các phương pháp canh trứng rụng. Vào giữa chu kỳ, nhiệt độ cơ thể phụ nữ sẽ tăng lên. Đây chính là thời điểm mà bạn đang mong.
- Dịch âm đạo: trong, dai, lỏng như lòng trắng trứng. Đó là môi trường lý tưởng để tinh trùng bơi đến trứng thụ tinh
- Nhạy cảm hơn với mùi: Khi rụng trứng sẽ khiến cho khứu giác nhạy cảm hơn với mùi hương. Đặc biệt sẽ gây hưng phấn với mùi hương cơ thể người đàn ông của bạn. Nó như một chất xúc tác cho công cuộc “ tạo ra em bé”.
- Một bên bụng dưới có thể cảm thấy đau: cảm thấy hơi đau râm ran bụng dưới một bên khi trứng rụng. Chỉ có khoảng 23% phụ nữ cảm thấy như vậy.
1.2 Quá trình hình thành, phát triển đầu tiên của phôi thai.
Thời điểm này được xem là bước khởi đầu quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong suốt thời gian mang thai sau này. Tuần đầu là sự gia tăng nội tiết tố estrogen và progesterone, thúc đẩy cho lớp niêm mạc tử cung dày lên. Để chuẩn bị nuôi dưỡng khi trứng được thụ tinh. Giai đoạn này, trứng trong các nang trứng cũng đang dần chín. Khoảng 150 quả trứng sắp chín nhưng chỉ có duy nhất 1 trứng đạt đủ tiêu chuẩn vào thời rụng trứng. Khi đó trứng sẽ ra khỏi nang và di chuyển vào ống dẫn trứng.
Sau khoảng 12 - 24 giờ sau trứng phải được thụ tinh. Một lần có khoảng 250 triệu tinh trùng được phóng ra. Nhưng có khoảng 400 tinh trùng vượt qua âm đạo đến tử cung sống sót. Mất 10 tiếng để tinh trùng đến được với trứng. Nhưng chỉ có duy nhất 1 tinh trùng có thể chui vào trong trứng. 20 phút là khoảng thời gian tinh trùng tìm được đường vào trứng.
Khoảng 10 đến 30 phút tiếp theo để nhân của trứng và tinh trùng hợp lại và kết hợp thông tin di truyền. Nếu nhiễm sắc thể mà tinh trùng mang là X thì sẽ tạo ra em bé gái. Nhiễm sắc thể của tinh trùng là Y thì sẽ tạo ra em bé trai.
1.3 Ở tuần 2 phôi thai đã vào tử cung chưa?
Người mẹ sẽ yên tâm hơn khi biết chính xác phôi thai đã vào tử cung chưa. Khoảng 7 - 10 ngày sau khi tinh trùng gặp trứng và làm tổ thì sẽ di chuyển đến tử cung. Đó chỉ là trên lý thuyết. Để quyết định việc này còn phải phụ thuộc vào yếu tố thể trạng của người mẹ. Cũng có những trường hợp phải mất 12 -14 ngày để thai vào tử cung.
Dấu hiệu nhận biết mang thai tuần 2
Tại thời gian này, nếu cấn thai thì hầu hết mẹ chưa thể cảm nhận được sự hình thành của thai nhi. Tuy nhiên vẫn sẽ xuất hiện một số dấu hiệu thay đổi nhẹ báo thai sớm mà mẹ phải thật để ý mới phát hiện đó là:
- Ngực cương, sưng, nhũ hoa màu sậm
- Đi tiểu nhiều hơn trong ngày
- Cơ thể mệt mỏi, hơi buồn nôn, chướng bụng khó ăn
- Có thể xuất hiện máu báo thai
- Nếu dùng que thử thai sẽ cho kết quả dương tính
Vậy thời gian mang thai tuần 2 này mẹ cần làm gì?
- Việc đầu tiên nếu mẹ chưa uống vitamin tổng hợp (bổ bầu) cho bà bầu thì cần phải thực hiện ngay.
- Ghi lại ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất để có thể tính tuổi thai và theo dõi chính xác
- Bỏ các thói quen sinh hoạt không tốt và dần rèn luyện một lối sống sinh hoạt khoa học
- Xem lại sức khoẻ gia đình đặc biệt là các vấn đề di truyền để khi khám thai cần phải chia sẻ với bác sỹ
- Và khi đã nghi ngờ mang thai thì hay dùng que thử thai và đến khám để kiểm tra và theo dõi sớm thai kỳ
- Chuyện có được quan hệ tình dục khi mới mang thai không chắc sẽ là thắc mắc mà nhiều người không dám hỏi. Việc quan hệ trong 1 -2 tuần đầu hay cả khi mang thai đến khi sắp sinh vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải lựa chọn tư thế phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ. Việc quan hệ không gây sảy thai mà còn có mang lại những tích cực cho cả mẹ và em bé nữa nhé.
Chúc mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn.
- Giải đáp thắc mắc: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh là lý tưởng nhất?
- Hình ảnh siêu âm thai 4 tuần tuổi có tim thai chưa? Thai nhi đã vào tử cung chưa?
- Thai 9 tuần bụng đã to chưa? Dấu hiệu thai 9 tuần phát triển khỏe mạnh
- Kích thước túi thai theo tuần thay đổi như thế nào? Xem ngay!
- Thai 14 tuần biết trai hay gái chưa? Chuyên gia trả lời