Mang thai tuần thứ 8: Sự phát triển của thai nhi và thời gian thích hợp để bắt đầu tập thói quen kết nối giữa mẹ và thai nhi.

Thai kỳ ở tuần thứ 8, sự phát triển của bé về hình hài đã tương đối hoàn thiện. Mang thai tuần thứ 8 cũng là giai đoạn vàng để bắt đầu hình thành những thói quen kết nối giữ thai nhi và mẹ, tạo sự gắn kết mật thiết. 

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 8 thai kỳ

 Mang thai ở tuần thứ 8, lúc này em bé trong bụng đã hình thành đầy đủ những cơ quan quan trọng và có coi em bé lúc này chính là phiên bản thu nhỏ khi con chào đời.

Thai 8 tuần là lúc em bé có kích thước dài khoảng 2,5cm, nặng vài gram. Mẹ có thể hình dùng em bé như kích cỡ của một quả nho Mỹ cụ thể là:

  • Tim bé đã phân chia đủ 4 ngăn và đang hình thành các van tim.
  • Phần đuổi của phôi thai đã biến mất hoàn toàn. Thần kinh đã định hình, cơ quan nội tạng cũng đã hoàn thiện.
  • Đầu của bé thì vẫn to hơn sơ với cơ thể. Nhưng đã có cổ và đã hình thành xương trên mặt.
  • Mí mắt còn mờ và hầu như che mắt. Miệng, mũi, lỗ mũi hình thành rõ ràng
  • Các khớp và các chi đã hình thành đầy đủ, nhưng cần hoàn thiện ở những tháng tiếp theo của thai kỳ.
  • Cơ quan sinh dục đã xuất hiện, tuy nhiên chưa thể phân biệt được giới tính của bé. Mẹ cũng có thể dựa vào 1 số dấu hiệu theo kinh nghiệm dân gian để có thể đoán được giới tính của con
  • Nhau thai lúc này đã phát triển đầy đủ và thực hiện một chức năng quan trọng là sinh sản hormone

Lúc này, sinh lý cơ bản của bé đã sẵn sàng. Em bé sẽ tăng cân nhanh chóng trong những khoảng thời gian sau.  

Cơ thể mẹ thay đổi ra sao khi mang thai tuần thứ 8?

Lúc này, vòng eo thon gọn của mẹ hồi nào đã trở lên đầy đặn hơn. Thời điểm mẹ sẽ phải thay đổi những bộ đồ trước đây bằng những trang phục bầu thoải mái hơn. 

Giai đoạn này, mẹ sẽ phải hứng chịu khá nhiều sự phiền toái từ những thay đổi của thai kỳ. Tình trạng đầy hơi, thừa hơi là câu chuyện thường tình của bà bầu. Chúng sẽ xuất hiện bằng rắm, xì hơi,ợ hơi... có thể khiến mẹ phải xấu hổ vào những thời điểm mà chúng không nên xuất hiện. 

Ốm nghén

Ốm nghén cũng là một tình trạng rất phổ biến ở các bà bầu. Ốm nghén thường diễn ra vào buổi sáng. Tuy nhiên nó cũng có thể là vào chiều tối hoặc kéo dài cả ngày. Tình trạng ốm nghén chủ yếu là do sự thay đổi hormon khi mang thai trong cơ thể của mẹ. Ốm nghén khiến mẹ kiệt sức và mệt mỏi hơn nữa còn khiến cho tậm trạng buồn chán.

Hiện tại có rất nhiều các phương pháp hỗ trợ giảm ốm nghén cho mẹ trong thai kỳ.

Khi thai nhi của mẹ được 8 tuần tuổi cũng là lúc mẹ cần đi khám lần 2 rồi đó.
Mẹ cần thực hiện siêu âm 2D ( để kiểm tra tim thai), khám thai và kiểm tra nội tiết. Có thể mẹ sẽ cần uống hoặc tiêm thuốc nội tiết nếu cần. Mẹ đừng quên bổ sung các vi chất bằng viên uống hàng ngày mẹ nhé.

Đặc biệt giai đoạn này, mẹ nên chú ý đến bổ sung canxi, sắt, acid folic và DHA cho con.

Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai tuần thứ 8?

Ngoài việc tuân thủ các hoạt động, nếp sinh hoạt theo lời khuyên của bác sỹ thì giai đoạn này mẹ cũng nên chú ý đến các hoạt động kết nối với thai nhi.
Mỗi ngày, hãy dành 2 lần, mỗi lần khoảng 5 - 10 phút để nghĩ về em bé hoặc trò chuyện cùng bé. Tốt nhất nên thực hiện vào sáng sớm thức dậy và trước khi đi ngủ.  Mẹ hãy ngồi yên lặng, tay đặt nhẹ nhàng lên bụng, hít thở đều đặn và thư giãn, suy nghĩ tích cực về con với những mong muốn, hy vọng hay những hình ảnh vui vẻ, hạnh phúc của gia đình với con trong tương lai…
Đây là điều tuyệt vời để mẹ và con bắt đầu những gắn kết đầu tiên. Thai nhi phát triển với những cảm xúc tích cực, con sẽ trở thành một em bé hạnh phúc khi chào đời.
Không chỉ riêng mẹ, mà cả bố cũng nên áp tay nhẹ lên bụng và trò chuyện cùng với con nhé. Điều này giúp con cảm nhận được đầy đủ yêu thương của cả bố và mẹ.


Chúc mẹ có một thai kỳ thật hạnh phúc, đầy yêu thương.  

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu