Mang thai tuần thứ 10: Em bé đã phát triển như thế nào và mẹ cần lưu ý điều gì?
Vào tuần mang thai thứ 10, em bé của mẹ đã chính thức được gọi là thai nhi thay vì được gọi là phôi thai như trước kia. Hãy cùng tìm hiểu, khám phá về thai ở tuần thứ 10 này mẹ nhé.
Sự phát triển của em bé trong tuần mang thai thứ 10
Đặc điểm chung:
Đến tuần thứ 10 của thai kỳ, chiều dài từ đầu đến mông của bé đạt khoảng 3,1 – 4,2 cm.
Bắt đầu từ tuần này trở đi, mẹ có thể tính toán đến trọng lượng của bé, vì trước tuần thứ 10, cân nặng của thai nhi còn quá nhỏ để có thể đo được sự khác nhau của từng tuần. Giờ đây, thai nhi đã bằng kích thước của một quả mận. Cuối tuần mang thai thứ 10 là thời điểm phôi thai chuyển sang sự phát triển của thai nhi.
Thai nhi ở tuần thứ 10 được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh chóng của 3 lớp màng phôi đã được thiết lập ở tuần thai trước. Trong suốt giai đoạn phát triển của phôi thai, nếu người mẹ bị mắc một trong những bệnh như: Rubela, cúm, thủy đậu... thì rất dễ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Tuy nhiên, ở tuần mang thai thứ 10, thai nhi sẽ an toàn hơn và rất ít bị các dị tật bẩm sinh. Nhưng bà bầu cũng cần tránh: các dược phẩm có hại; căng thẳng quá mức; phóng xạ (tia X – quang)... ví chúng có thể phá huỷ tế bào của thai nhi.
Cuối tuần thứ 10, thai nhi vẫn đang tiếp tục phát triển hệ thống các bộ phận cơ thể. Lúc này, hình hài của thai nhi trông giống như một em bé. Cơ thể của bé đang biến đổi theo từng ngày cả trong lẫn ngoài.
Cụ thể, các bộ phận:
- Tai, môi và các ngón chân đã được hình thành.
- Não bộ phát triển nhanh chóng, đặc biệt cứ mỗi phút lại có khoảng 250 nghìn nơ ron thần kinh mới được sản xuất.
- Chân răng bắt đầu nhú lên trong miệng.
- Các cơ quan chính của bé đã phát triển và bắt đầu phối hợp được với nhau
- Bộ phận sinh dục ngoài bắt đầu có hình khối. Nếu con là trai, tinh hoàn của bé sẽ bắt đầu sản xuất ra hormon nam testosterone
Thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 10
Về ngoại hình
Cơ thể bạn chưa có nhiều thay đổi và lúc này mẹ có thể chưa cần đến các trang phục dành cho bà bầu nếu mẹ là người ưa các trang phục rộng rãi thoải mái.
Về cảm xúc
Mẹ sẽ nhận thấy nhiều thay đổi trong cảm xúc của mình trong tuần mang thai thứ 10. Mẹ sẽ có nhiều thắc mắc như: không biết mình ăn đã đủ chất dinh dưỡng cho bé chưa? Trông bé như thế nào? Mình có còn hấp dẫn với chồng nữa không?...
Ốm nghén
Ốm nghén có lẽ là triệu chứng khá điển hình trong tuần thứ 10 của thai kỳ. Mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe, tinh thần thoải mái và giảm bớt những cảm xúc tiêu cực, tránh không khí ngột ngạt, căng thẳng trong gia đình.
Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 10
Bổ sung:
Bổ sung thêm protein với amino axit, một thành phần tương đối quan trọng cho sự tăng trưởng và phục hồi của phôi thai/thai nhi, nhau thai, tử cung và ngực. Việc mang thai có thể làm gia tăng thêm nhu cầu của mẹ về Protein. Mỗi amino acid của chất đạm có nhiệm vụ riêng biệt trong cơ thể cho nên một chất này không thay thế cho chất kia được. Do đó phần ăn cần đa dạng, có sự thăng bằng của các thực phẩm
Đặc biệt, mẹ vẫn cần duy trì bổ sung viên uống vi chất chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ với hàm lượng phù hợp theo khuyến cáo của WHO.
Để ngăn chặn sớm, cũng như khắc phục tình trạng ốm nghén xảy ra thì mẹ nên lựa chọn giải pháp hợp lý ví dụ như MIẾNG NGẬM GIẢM ỐM NGHÉN VINGER 6 là sự lựa chọn hoàn hảo điều trị ốm nghén mà được rất nhiều các mẹ bầu hiện nay tin tưởng sử dụng.
Hãy cùng mangthaikhoe.vn khám phá tiếp về các tuần thai tiếp theo. Chúc mẹ một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.
- Giải đáp thắc mắc: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh là lý tưởng nhất?
- Hình ảnh siêu âm thai 4 tuần tuổi có tim thai chưa? Thai nhi đã vào tử cung chưa?
- Thai 9 tuần bụng đã to chưa? Dấu hiệu thai 9 tuần phát triển khỏe mạnh
- Kích thước túi thai theo tuần thay đổi như thế nào? Xem ngay!
- Thai 14 tuần biết trai hay gái chưa? Chuyên gia trả lời