Mang thai tuần 34: Sự thay đổi của mẹ và thai nhi như thế nào?

1. Mang thai tuần 34 - thai nhi thay đổi thế nào?

Mang thai tuần 34, bé con của mẹ đang ngày một lớn hơn và phát triển mạnh mẽ. Bé đã đạt được trọng lượng từ 2,1 - 2,3 kg tương ứng với cân nặng của một quả dưa hấu. Kích thước từ đầu đến chân đạt khoảng 45 cm. Các cơ quan trong cơ thể thai nhi cũng đang dần hoàn thiện. 

Ở thời điểm hiện tại cả bé trai và bé gái đang sản sinh ra nhiều hormone giới tính. Với bé trai, trong giai đoạn này tinh hoàn sẽ di chuyển xuống bìu. Đồng thời, lúc này lông tơ phủ khắp cơ thể nay đã biến mất hết. Lớp mỡ dưới da dày lên bảo vệ bé khỏi nước ối. Đặc biệt, lớp mỡ dưới da còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt cho bé khi ra ngoài. Ngoài ra, lớp mỡ dày lên còn tạo lớp chất nhầy có tác dụng bôi trơn, giúp cho quá trình sinh nở dễ dàng.

Thai nhi tuần 34 đã có thể tự co giãn để phản ứng lại với ánh sáng. Lớp niêm mạc bao phủ trên bề mặt da của trẻ cũng dày lên giúp điều hòa thân nhiệt và tránh tình trạng mất nước cho da. Đồng thời, lớp niêm mạc này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ miễn dịch của bé.

Hệ tiêu hóa của trẻ đã được hoàn thiện. Điều này giúp bé sẵn sàng dung nạp sữa mẹ khi chào đời. Các cơ quan khác như hệ hô hấp và thần kinh đã có thể hoạt động. 

Do bé ngày một lớn dần khiến cho không gian trong tử cung mẹ của bé hẹp dần. Do đó, có thể trong thời gian này mẹ sẽ ít cảm nhận được sự chuyển động của bé hơn. Tuy nhiên, mỗi lần bé cử động mẹ sẽ cảm nhận được sự chuyển động rõ rệt hơn. 

Mang thai tuần 34, các cơ quan trong cơ thể thai nhi cũng đang dần hoàn thiện.
Đến tuần 34, các cơ quan trong cơ thể thai nhi cũng đang dần hoàn thiện. 

2. Những thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai tuần 34.

2.1. Thay đổi của cơ thể mẹ

Khi mang thai tuần 34, mẹ bầu không còn cảm thấy mệt mỏi như 3 tháng đầu nữa. Tuy nhiên, ở tuần này các cơn đau nhức, đi tiểu về đêm nhiều lần khiến mẹ bị mất ngủ. Nguyên nhân chính là do thai nhi phát triển gây chèn ép lên bàng quang cũng như các dây thần kinh. 

Đây là giai đoạn mẹ cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng chờ ngày con chào đời. Các biểu hiện suy giãn tĩnh mạch cũng khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu, đau đớn. Do đó, mẹ nên hạn chế đứng nhiều. Hoặc khi ngồi trong một thời gian dài thì mẹ cũng nên đứng dậy từ từ để tránh tình trạng giảm huyết áp đột ngột gây choáng váng.

Một số trường hợp mẹ thấy da nổi mẩn, ngứa đỏ ở vùng bụng, đùi và mông. Đây là hiện tượng nổi mẩn mề đay và phát ban thai kỳ. Hiện tượng này không gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, nếu gặp tình trạng này mẹ hãy đến gặp bác sỹ để có hướng giải quyết kịp thời. 

Cơ thể mẹ không còn mệt mỏi nhiều khi mang thai tuần 34
Mang thai tuần 34, cơ thể mẹ không còn mệt mỏi nhiều như trước nữa

2.2. Hiện tượng chuyển dạ 

Mang thai tuần 34, mẹ cũng có thể cảm nhận được sự thay đổi ở trong bụng. Một vài tuần trước đau đẻ hoặc lúc bắt đầu đau đẻ, khoảng cách từ rốn hoặc khớp dính đến đỉnh tử cung rút ngắn hơn. Sự thay đổi này còn được gọi là hiện tượng chuyển dạ.

Hiện tượng chuyển dạ vừa có lợi cũng vừa có hại cho mẹ bầu. Có lợi là khi chuyển dạ, phần bụng trên của mẹ sẽ thông thoáng hơn. Điều này sẽ giúp cho phổi có không gian để phồng to, khiến mẹ dễ thở hơn. Nhưng khi thai nhi tụt xuống sẽ gây áp lực lên xương chậu, bàng quang khiến cho mẹ cảm thấy nặng nề và khó chịu ở phần dưới.  

Nếu chưa xuất hiện hiện tượng này thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Bởi vì hầu hết mẹ bầu thường có hiện tượng chuyển dạ ngay trước khi đau đẻ hoặc trong quá trình đau đẻ. 

2.3. Hoạt động của tuần này 

Mẹ hãy lên kế hoạch đi đẻ vì việc co thắt dạ con sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Đồng thời, hãy sắp xếp ổn thỏa các công việc cần thiết như: công việc tại cơ quan, công việc tại nhà,.. bởi vì có thể gặp những biến chứng mà mẹ cần ở lại bệnh viện lâu hơn.

3. Dinh dưỡng cho mẹ khi mang thai tuần 34.

3.1. Các thực phẩm chứa nhiều chất đạm

Trong giai đoạn 3 tháng cuối, chất đạm vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cơ xương. Đặc biệt, giai đoạn này bé cần nhiều chất đạm cho sự tăng cân của bé. Đồng thời kích thích tiết sữa để đảm bảo đủ sữa cho bé ngay sau khi sinh. Các nguồn thực phẩm giàu chất đạm cho mẹ bao gồm: thịt nạc, thịt bò, tôm, cua, trứng gà, sữa tươi,...

3.2. Thực phẩm giàu canxi

Canxi là vi chất rất cần thiết đối với sự phát triển của hệ xương. Đặc biệt cũng rất quan trọng với cân nặng của thai nhi tuần 34. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ canxi trong thời điểm này sẽ tránh được tình trạng đau lưng, mệt mỏi, tê chân tay và loãng xương, xương dễ gãy sau khi sinh. Nguồn thực phẩm cung cấp lượng canxi tốt nhất là sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, cá hồi, lòng đỏ trứng gà. Bên cạnh đó mẹ có thể bổ sung thêm từ các viên uống canxi.

Mang thai tuần 34, mẹ cần bổ sung thêm canxi để bé được phát triển toàn diện
Canxi là vi chất rất cần thiết đối với sự phát triển của hệ xương

3.3. Thực phẩm giàu sắt

Bổ sung đầy đủ sắt ở tuần 34 sẽ hạn chế tình trạng mệt mỏi, chóng mặt ở mẹ bầu. Sắt tham gia vào quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy. Vì vậy, để đảm bảo con phát triển toàn diện thì mẹ cần cung cấp đủ sắt cho cơ thể. Những nguồn thực phẩm giàu sắt mẹ có thể tham khảo bao gồm: thịt bò, súp lơ xanh, bông cải xanh, các loại hạt,...Nếu mẹ bị thiếu sắt trầm trọng thì cần phải bổ sung thêm cả viên uống có chứa sắt để đảm bảo đủ sắt cho cả mẹ và bé.

3.4. Thực phẩm giàu vitamin

Các loại nước ép (táo, ối, cam,...) hoặc ngũ cốc nguyên hạt đều là những nguồn cung cấp vitamin rất tốt cho mẹ bầu. Việc cung cấp vitamin trong tuần này sẽ giúp con phát triển toàn diện về cân nặng cũng như thể chất. Đồng thời giảm thiểu được tình trạng táo bón cho mẹ. 

Trên đây là những thay đổi của cơ thể mẹ và bé khi mang thai tuần 34. Hãy chú ý cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong thời gian này để con yêu của mẹ phát triển tốt. Mangthaikhoe sẽ luôn đồng hành cùng mẹ trong suốt thai kỳ. 

Nếu có thắc mắc mẹ hãy liên hệ đến hotline: 1900 63 69 85 để nhận được sự hỗ trợ từ Dược sỹ chuyên môn nhé!

duoc-sy-chuyen-mon

DS chuyên môn: DS Trần Thanh Bình

  • DS lâm sàng ĐH Dược Hà Nội.
  • Phụ trách chuyên môn nhãn hàng Wooshin Labottach, Aplicaps Việt Nam, nhãn hàng nhi khoa Bioamicus.

_Nguyễn Huyền_

Tài liệu tham khảo

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-34/

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/34-weeks-pregnant

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu