Mang thai tuần 14: Những thắc mắc về sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ

Khi mang thai tuần 14, tin tốt là có thể thời gian ốm nghén của mẹ đã qua, mẹ đã vượt qua kỳ tam cá nguyệt đầu và bắt đầu bước vào giai đoạn 2 của thai kỳ. Đây là sẽ là giai đoạn mẹ tràn trề năng lượng. Hãy tiếp tục cùng tìm hiểu về thai kỳ trong tuần 14 này có những thay đổi gì mẹ nhé!

Sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tuần 14

Sự phát triển của thai nhi

  • Tuần này, các cơ quan sinh dục phát triển mạnh mẽ.

Nếu thai nhi nam: Tuyến tiền liệt hình thành.

Nếu thai nhi nữ thì buồng trứng hạ xuống vùng chậu từ ổ bụng. Trong buồng trứng, bé đã có khoảng 2 triệu quả trứng. Và cho đến khi bé chào đời sẽ chỉ có thêm 1 triệu quả trứng nữa. Những trứng này sẽ trưởng thành khi bé lớn lên và chỉ chín khoảng 200.000 quả trong suốt cuộc đời mà thôi. 

  • Tính từ đỉnh đầu đến mông, thai nhi cao khoảng 7 - 9 cm và có trọng lượng từ 20 - 22g.
  • Lúc này, bé đã phát triển hoàn chỉnh, ngay cả các dấu vân tay cũng đã rất rõ nét.
  • Tóc và lông mày bắt đầu phát triển.
  • Lông măng mọc nhiều trên cơ thể để bảo vệ da cho bé và lớp lông này sẽ tiếp tục mọc khi bé còn ở trong bụng mẹ.
  • Cơ thể bé đã sản xuất nước tiểu và thực tế là bé vừa “tè” vào nước ối lại vừa “hít” nước ối vào phổi. Khi bạn chạm vào bụng (khu vực gần dạ dày bé đã có những cảm giác ở da.

Chăm sóc thai nhi

Giai đoạn mang thai tuần 14, mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn từ thực phẩm. Những siêu vi này có thể gây hại cho sự phát triển của bé. Vì thế mẹ cần thực hiện ăn chín, uống sôi và tránh ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Thời gian này, bé đã cảm nhận được sự âu yếm, vuốt ve, quan tâm từ mọi người. Cả bố lẫn mẹ hãy dành cho bé thật nhiều sự yêu thương và những cử chỉ âu yếm. Hãy dành nhiều thời gian trò chuyện cùng con. Những lời thủ thỉ yêu thương sẽ làm tăng sự gắn kết của cha mẹ và con. Nếu ba mẹ đã đặt cho con một cái tên dễ thương gọi ở nhà thì hãy chăm chỉ gọi tên trong mỗi lần trò chuyện nhé.

Mang thai tuần 14 cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Mẹ đã bước sang giai đoạn 2 của thai kỳ (kéo dài từ tháng thứ 4 đến hết tháng thứ 6)

Vì thế nguy cơ sảy thai đột ngột và các triệu chứng ốm nghén đã giảm hẳn. Tuy nhiên, với những mẹ ốm nghén nặng, thì có thể ốm nghén sẽ đeo bám mẹ đến hết cả thai kỳ. 

Thời gian này, vợ chồng có thể sinh hoạt tình dục trở lại. Tuy nhiên, mẹ cũng nên xin tư vấn của bác sĩ về vấn đề này để đảm bảo việc quan hệ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

Sữa mẹ

Ở tuần thai thứ 14, ngực của mẹ đã bắt đầu tiết ra sữa non, loại sữa cực kỳ bổ dưỡng, cần thiết cho trẻ sơ sinh. Đến thời gian trước khi sinh, sữa trưởng thành sẽ “kéo về”.

Nếu ngực của mẹ có kích cỡ nhỏ, thậm chí là rất nhỏ thì mẹ cũng không phải lo lắng là: liệu mình có đủ sữa để cho bé bú hay không. Vì chất lượng và nguồn sữa dồi dào không bị ảnh hưởng từ kích cỡ ngực của người mẹ.

Lời khuyên dành cho mẹ khi mang thai tuần 14

Cảm giác buồn nôn, nôn ói không còn nữa, nhưng ợ nóng thì vẫn có thể diễn ra. Nếu mẹ đã hết ốm nghén, mẹ sẽ bắt đầu có cảm giác đói cồn cào. Mẹ nên chuẩn bị các loại salad, hoa quả, mì ống hay rau tươi để làm các món ăn nhẹ mỗi khi bạn thấy đói.

Và mẹ cũng nên mang theo một số món ăn vặt bên mình. Mỗi khi thấy đói mẹ có thể nhấm nháp bánh quy hay những loại hạt bổ dưỡng mẹ nhé.

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu