Mang thai tuần 30: Khám phá sự thay đổi kỳ diệu của bé và lưu ý cho mẹ

Mang thai tuần 30, mẹ có thể gặp phải nhiều khó khăn nhưng nếu có sự chuẩn bị thật tốt thì quá trình vượt cạn của mẹ sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy cùng mang thai khỏe khám phá sự thay đổi kỳ diệu của con cũng như những lưu ý trong tuần thai này mẹ nhé.

1. Sự thay đổi kỳ diệu của bé khi mang thai tuần 30

Ở tuần 30 của thai kỳ, các cơ quan trong cơ thể bé đã đầy đủ và đang dần hoàn thiện. Cân nặng của trẻ vẫn tiếp tục tăng và lớp mỡ dưới da dần được hình thành. Lớp mỡ này có tác dụng giúp cơ thể bé có thể kiểm soát được nhiệt độ. Cân nặng của bé trong giai đoạn này đạt khoảng 1,4 kg và dài khoảng 40 cm. 

Ở giai đoạn này bộ não của bé vẫn tiếp tục phát triển, các đường rãnh và nếp nhăn trên bề mặt của não bắt đầu được hình thành. Nếp nhăn càng nhiều sẽ càng có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này. Thai nhi cũng bắt đầu phân biệt được những thứ xung quanh, có thể nhận biết được ánh sáng. Càng ngày trẻ càng “quậy” nhiều hơn nên mẹ sẽ cảm nhận được bé đạp mỗi ngày. Mẹ vẫn tiếp tục theo dõi số lần đạp của bé trong ngày và nhớ thông báo cho bác sỹ nếu như có sự bất thường mẹ nhé.

Hiện tượng nấc cụt ở bé cũng thường gặp trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Hiện tượng này có thể dễ dàng nhận thấy nhờ có sự co giật trong tử cung. Một số nghiên cứu cho thấy hiện tượng nấc cụt xảy ra trước trước khi sinh 10 tuần và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bộ não của thai nhi. Ở tuần thứ 30 thì thai nhi vẫn còn rất non nhưng nếu chào đời trong giai đoạn này, tỷ lệ sống sót của bé đạt khoảng 98% nếu được chăm sóc đặc biệt.

hình ảnh thai nhi khi mang thai tuần 30
Hình ảnh thai nhi 30 tuần tuổi

2. Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần 30

Bước sang tuần 30 của thai kỳ, mẹ sẽ dần cảm thấy nặng nề, mệt mỏi hơn so với 3 tháng giữa thai kỳ. 

2.1. Khó thở

Mẹ cũng không cần lo lắng quá bởi vì tình trạng này là bình thường đối với mẹ bầu khi mang thai đến kỳ tam cá nguyệt thứ 3. Tử cung của mẹ lớn dần sẽ gây chèn ép lên cơ hoành gây hiện tượng khó thở. Vì vậy, mẹ cần phải nghỉ ngơi nhiều và không được hoạt động quá sức.

2.2. Đau lưng

Đau lưng là hiện tượng có thể gặp ở bất cứ mẹ bầu nào đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Hiện tượng này là do thai nhi lớn dần lên gây ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống và xương chậu.

2.3. Hội chứng ống cổ tay

Theo nghiên cứu hội chứng này có thể gặp ở 25% phụ nữ khi mang thai. Khi trọng lượng của bé lớn dần và tình trạng sưng phù của mẹ gây chèn ép dây thần kinh. Điều này dẫn đến hiện tượng ngứa ran, tê cứng, thậm chí đau ở cả 2 bàn tay.

thay đổi của mẹ khi mang thai tuần 30
Thay đổi của mẹ khi mang thai tuần 30

2.4. Chuột rút

Ở giai đoạn này, cơ thể mẹ chịu sự chèn ép từ thai nhi, từ sự thay đổi hormone. Ngoài ra, các mạch máu đang phải làm việc để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho chính mình và cả thai nhi. Vì vậy, mẹ nhớ nghỉ ngơi và uống đủ nước mỗi ngày. Đặc biệt, nguyên nhân dẫn đến chuột rút có thể là do thiếu canxi. Do đó, mẹ cần đi khám sức khỏe để được chẩn đoán sớm có phải đang thiếu canxi hay không.

2.5. Tâm trạng “sớm nắng chiều mưa”

Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi nhiều khiến cho mẹ nhạy cảm với các sự việc xung quanh. Vì vậy, việc mẹ bầu “sớm nắng chiều mưa” không hề lạ lẫm. Đồng thời, nếu mẹ còn có thêm cả những áp lực từ công việc và cuộc sống sẽ gây mệt mỏi dẫn đến hay cáu gắt. Nhiều trường hợp có thể dẫn tới tình trạng trầm cảm khi mang thai. 

3. Những điều mẹ cần làm để có tuần mang thai 30 khỏe mạnh 

3.1. Lập kế hoạch sinh con

Ở thời điểm mang thai tuần 30, ngày mẹ được ẵm con trên tay, ôm con vào lòng không còn xa nữa. Vì vậy, việc lập kế hoạch sinh đẻ thật chi tiết là việc hết sức cần thiết. 

Mẹ muốn sinh ở bệnh viện nào? Mẹ muốn ai ở cùng với mẹ khi “vượt can”? Mẹ có muốn gây tê ngoài màng cứng hay không? Đó là những gì mẹ có thể trao đổi trước với những người thân và bác sỹ. Cách tốt nhất để quá trình “vượt cạn” diễn ra suôn sẻ và thành công là mẹ phải hoàn toàn tin tưởng vào bác sỹ.

Đồng thời, mẹ cũng cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho bản thân cũng như cho bé để mang đi lúc chuyển dạ. Khi có sự chuẩn bị tốt thì hành trình “vượt cạn” của mẹ sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

=>Xem thêm: Kinh nghiệm đưa vợ đi đẻ các ông chồng nhất định phải biết.

3.2. Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý

Dành 30 phút mỗi ngày tập thể dục là một giải pháp hiệu quả giúp mẹ tăng cường sức khỏe. Hoặc mẹ có thể chia nhỏ tập 5 - 10 phút/ lần để phù hợp với tình trạng sức khỏe và công việc của mẹ. Điều này không những thuận lợi cho quá trình chuyển dạ của mẹ mà còn có lợi cho sự phát triển của con.

chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khi mang thai tuần 30
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khi mang thai tuần 30

Một chiếc gối dành riêng cho mẹ bầu sẽ giúp cho mẹ thoải mái, dễ ngủ hơn. Đồng thời, mẹ cũng phải dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi điều độ. Điều này sẽ giúp ích cho sức khỏe vật chất cũng như tinh thần của mẹ. 

Lúc này, mẹ nên dùng thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như: khoai tây, ngũ cốc, các loại rau. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng táo bón cũng như tiêu chảy. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất để đáp ứng nhu cầu của mẹ và bé trong tuần mang thai 30.

Hy vọng những thông tin mà mang thai khỏe cung cấp sẽ giúp cho mẹ chuẩn bị được một hành trang tốt để đón bé yêu chào đời!

Nếu có thắc mắc mẹ liên hệ đến hotline: 1900 63 69 85 để nhận được sự tư vấn từ Dược sỹ chuyên môn nhé!

duoc-sy-chuyen-mon

DS chuyên môn: DS Trần Thanh Bình

  • DS lâm sàng ĐH Dược Hà Nội
  • Phụ trách chuyên môn nhãn hàng Wooshin Labottach, Aplicaps Việt Nam, nhãn hàng nhi khoa Bioamicus.

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-30/

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/30-weeks-pregnant

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK448166/

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu