Mang thai tuần 22: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của cơ thể người mẹ cần lưu ý

Khi mang thai tuần 22, lúc này mẹ bắt đầu cảm thấy sự căng da ở bụng dưới do để tạo không gian cho sự phát triển của thai nhi. Có tới hơn một nữa các mẹ bầu sẽ phát triển căng da ở phía dưới để chuẩn bị cho việc sinh đẻ. 

Sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tuần 22

  • Lúc này, tính từ đầu đến mông, thai nhi dài khoảng 18 - 19 cm và nặng khoảng 320 - 350g.
  • Bé bắt đầu có hình dạng của trẻ sơ sinh.
  • Môi, mi mắt và lông mày trở nên rõ nét hơn, thậm chí những mầm răng nhỏ cũng đang phát triển dưới lợi (nướu).
  • Mắt đã hình thành, nhưng những mống mắt (phần màu sắc của mắt) vẫn thiếu các sắc tố.
  • Nếu có thể nhìn vào bên trong tử cung thì bạn đã có thể nhìn thấy những lớp lông tơ bao phủ quanh người bé và những nếp nhăn sâu trên da. Những nếp nhăn này sẽ hết khi thai nhi có thêm chất béo để lấp đầy.
  • Trong bụng bé, tuyến tuỵ (phần thiết yếu để tạo nên một vài hóc môn quan trọng) đang phát triển một cách cố định.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao trong tuần mang thai 22?

Thay đổi về vùng bụng

Đến tuần thai này, bụng của mẹ đã to lên rất nhiều và lộ rõ. Mẹ có thể bắt đầu nhận thấy sự căng da ở bụng dưới. Có tới một nửa số bà bầu phát triển căng da ở phía bụng để chuẩn bị cho việc sinh.

Các đường sọc nhỏ của các tế bào da đang chuyển từ màu hồng sang màu nâu đậm. Các dấu hiệu căng da chỉ xuất hiện ở bụng dưới, nhưng có khi xuất hiện cả mông, đùi, hông, vú.

Không có bằng chứng nào chứng minh rằng, thuốc chống khô da có thể ngăn chặn dấu hiệu căng da. Nhưng việc giữ ẩm cho da có thể hạn chế sự ngứa ngáy do khô da. Mặc dù thai đã ở giai đoạn phát triển ổn định, nhưng mẹ vẫn phải thường xuyên đi khám.

Những thay đổi khác của cơ thể khi mang thai tuần 22

 - Tóc dày và bóng mượt hơn.

Thực ra, tóc không mọc nhiều hơn mà chỉ là rụng ít hơn bình thường. Trong suốt thai kì, cơ thể rụng tóc chậm hơn so với lúc trước. Nếu tóc dày cộm lên và mọc lung tung thì nên cắt mỏng bớt. Nhưng sau khi sinh con xong, mẹ sẽ bị rụng rất nhiều tóc, hoặc rụng theo từng mảng lớn. 

- Mọc nhiều lông hơn.

Dạng hoóc môn nam có thể sẽ khiến các vùng da ở cằm, mép, gò má và quai hàm bị mọc lông (râu). Những đám lông cũng có thể bao phủ ở bụng, cánh tay, chân và ngực. Mẹ có thể nhổ, tẩy và cạo lông, chúng đều rất an toàn. 

- Móng tay mọc nhanh hơn.

Móng tay của mẹ mọc nhanh hơn bình thường. Mẹ có thể nhận thấy những thay đổi về kết cấu của nó. Một số mẹ móng tay trở nên cứng hơn và một số khác lại mềm hơn và dễ gãy. Mẹ có thể bảo vệ móng tay bằng cách đeo găng tay cao su khi giặt giũ, cọ rửa. Hoặc sử dụng dầu dưỡng móng tay khi móng có dấu hiệu giòn và dễ gãy. 

- Sự thay đổi của da.

Sự thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai có tác động rất lớn đến làn da của thai phụ. Vì thế, nhiều bà bầu sẽ thấy da dẻ trắng mịn, hồng hào; một số khác lại thấy da bị sạm đi và bị mụn trứng cá...

Trong trường hợp này, mẹ nên rửa mặt ngày 2 lần với sữa rửa mặt. Đảm bảo loại kem dưỡng ẩm, đồ dùng trang điểm của mẹ không chứa dầu. Các hắc tố tăng lên sẽ tạo ra những mảng tối, những đốm đen trên da mặt mẹ. Những thay đổi này có thể nghiêm trọng hơn nếu mẹ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mẹ nên bảo vệ da mặt bằng cách sử dụng kem chống nắng chống UVA,UVB với SPF ≥ 30. Mẹ nên đội mũ rộng vành,tránh ánh mặt trời vào các giờ cao điểm (10h sáng-2h chiều). 

Dấu hiệu căng da khi mang thai tuần 22

Khi bụng của mẹ to ra, mẹ có thể thấy các dòng nước nhỏ trong các mô ở dưới da. Kết quả là tạo ra sự thay đổi màu sắc ở các nếp nhăn của da. Những dấu hiệu này sẽ bắt đầu phai nhạt và ít xuất hiện hơn khoảng 12 tháng sau khi sinh. Mẹ không cần phải làm gì ngoài việc cố gắng không tăng nhiều hơn số cân cho phép. 

Vấn đề di truyền cũng có liên quan đến sự đàn hồi tự nhiên của da. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định các dấu hiệu căng da. 

- Núm vú, quầng vú rộng ra và tối màu hơn. Có một vài nốt nhỏ nổi lên quanh các quầng vú và có thể rõ nét hơn. Các nốt mụn này là sản phẩm của tuyến dầu bôi trơn. Chúng giúp ngăn chặn vi khuẩn và bôi trơn da. Một số sẽ thấy tĩnh mạch nổi rõ trên ngực, nhưng mẹ cũng không cần phải bận tâm đến chúng. 

- Chân mẹ to hơn. Bàn chân của mẹ có thể to lên khoảng 1 nửa cỡ giày hoặc nhiều hơn. Vì dây chằng mỏng hơn sẽ khiến bàn chân rộng ra một ít. Chân to lên sẽ khiến bạn cảm thấy chật khi xỏ giày. Nhưng nó sẽ trở lại bình thường sau khi mẹ sinh em bé. Điều mẹ cần làm là mua những đôi giày thoải mái, phù hợp với sự phát triển của bàn chân. 

Các hoạt động trong tuần này 

Hãy lưu ý đến những chiếc nhẫn mẹ đang đeo trên tay. Khi mang thai, thường xảy ra hiện tượng căng phù ở các ngón tay. Nếu nhẫn của mẹ gây ra khó chịu thì mẹ nên chọn thời điểm thích hợp để tháo nó ra. Tốt nhất nên tháo tất cả nhẫn ra rồi luồn vào một sợi dây đeo vào cổ, gần tim mình. Như thế mẹ không bị khó chịu mà vẫn luôn mang nhẫn theo bên mình. 

Lưu ý

Tuy còn trong bụng mẹ, nhưng sự phát triển của mỗi thai nhi đều có những khác biệt. Thông tin về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 22 chúng tôi đưa trên đây nhằm cung cấp cho mẹ những hiểu biết chung nhất về sự phát triển của các bé giai đoạn này

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu