Mang thai tuần 36: Sự thay đổi của con và các giai đoạn co thắt dạ con mẹ cần biết

Mang thai tuần 36, trọng lượng cơ thể thai nhi vẫn tiếp tục tăng khoảng 28g/ngày. Thai 36 tuần nặng khoảng 2,6kg (như một quả dưa vàng) và kích thước từ đầu đến chân khoảng 47cm (chiều dài từ đầu đến mông khoảng 33 - 34 cm). 

1. Thay đổi của bé khi mang thai tuần 36

1.1. Lớp sáp bã nhờn trên da bị mất đi

Đến tuần này, các lông tơ trên da của bé đã rụng gần hết cùng với bã nhờn. Bã nhờn là một lớp kem tương đối dày giúp bảo vệ cơ thể thai nhi khi ở trong nước ối hơn 9 tháng. Sự kết hợp giữa dịch ối và bã nhờn hình thành nên phân của thai nhi. Phân này còn được gọi là "phân keo" . Mẹ sẽ được thấy lớp phân màu xanh đen thải ra ngoài trong lần đi đầu tiên của bé.

1.2. Phát triển về thính giác

Mang thai tuần 36, thính giác của thai nhi đã rất nhạy bén. Chính vì vậy, cả bố và mẹ hãy tăng cường nói chuyện, tâm sự với thai nhi nhiều hơn. Đồng thời, hãy cho bé nghe nhạc cùng để giúp bé phát triển cả về não bộ lẫn thính giác.

sự phát triển của thai nhi khi mang thai tuần 36
Mang thai tuần 36, thính giác của thai nhi đã rất nhạy bén

1.3. Sự phát triển của hệ tiêu hóa

Đến tuần 36, các hệ cơ quan trong cơ thể thai nhi đang dần hoàn thiện. Cụ thể hệ tuần hoàn máu cũng như hệ miễn dịch của bé đã đủ trưởng thành để bảo vệ bé khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.

Tuy nhiên, hiện tại hệ tiêu hóa của thai nhi vẫn đang cần thêm thời gian để hoàn thiện. Do khi ở trong bụng mẹ, em bé nhận nguồn chất dinh dưỡng từ mẹ thông qua dây rốn nên hệ tiêu hóa vẫn chưa hoạt động. Cần mất 1 - 2 năm đầu đời để hệ tiêu hóa thực hiện đầy đủ chức năng bình thường. Quá trình hoàn thiện này cũng có thể kéo dài từ 1 - 2 năm đầu tiên sau khi sinh ra.

2. Mang thai tuần 36 - cuộc sống mẹ bầu thay đổi ra sao?

2.1. Sự thay đổi của cơ thể mẹ

Khi mang thai tuần 36, không gian trong tử cung của mẹ hẹp dần. Chính vì thế, sẽ khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu như ợ nóng, đi tiểu nhiều... Vì thế, mẹ ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này sẽ giúp mẹ cảm thấy đỡ ợ nóng và dễ chịu hơn. 

Ngoài ra, khi thai nhi tụt xuống dưới xương chậu thì mẹ sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Quá trình này được gọi là sa bụng và thường xảy ra vài tuần trước khi co thắt dạ con diễn ra (nếu đây là đứa con đầu lòng). Nếu mẹ đã sinh một bé rồi thì hiện tượng này sẽ không thể xảy ra trước khi cơn co thắt dạ con bắt đầu. 

Khi thai nhi hạ thấp xuống phía dưới có thể khiến mẹ cảm thấy áp lực tăng lên ở bụng dưới. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều hơn, tăng áp lực ở âm đạo. Bây giờ, mẹ có thể sẽ gặp phải những cơn co bóp dạ con giả xuất hiện thường xuyên hơn. Mẹ hãy theo dõi các cơn co bóp dạ con này để trao đổi với bác sĩ khi có các dấu hiệu chuyển dạ xảy ra. 

Cơ thể của thai nhi đã chiếm trọn không gian trong tử cung mẹ khi mang thai tuần 36
Cơ thể của thai nhi đã gần như chiếm trọn không gian trong tử cung khi mang thai tuần 36

2.2. Các giai đoạn co thắt dạ con của mẹ bầu

Đối với mẹ sinh con lần đầu, cơn co thắt dạ con kéo dài trung bình 15 giờ hoặc hơn. Còn với trường hợp sinh con lần thứ 2 thì trung bình mất khoảng 8 giờ. Cơn co thắt dạ con được tính từ lúc tử cung của mẹ bắt đầu giãn, mở cho tới khi con được sinh ra. Cơn co thắt dạ con được chia làm 3 giai đoạn chính:

2.2.1. Giai đoạn 1 

Giai đoạn 1 bắt đầu khi mẹ xuất hiện giãn, mở tử cung và kết thúc khi tử cung giãn ra hoàn toàn. Giai đoạn này được chia thành hai thời kỳ, co bóp dạ con sớm và tích cực. Tuy nhiên, để xác định được chính xác cơn co thắt dạ con sớm sẽ tương đối khó. Bởi vì có thể nhầm lẫn giữa với các biến chứng giả mẹ có thể tự cảm nhận được. 

Khi cổ tử cung mở từ 8 - 10cm được gọi là giai đoạn chuyển dạ, vì nó đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn 2 của cơn co thắt dạ con. Đây là lúc mạnh mẽ nhất của thời kỳ đầu tiên với các cơn co thường xuyên mạnh, xảy ra cách nhau 2 đến 3 phút và kéo dài một phút hoặc hơn.

2.2.2. Giai đoạn 2 

Giai đoạn 2 bắt đầu từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn. Lúc này, cơn co thắt sẽ rất mạnh và kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Với những mẹ bầu đã từng sinh con thì quá trình này sẽ xảy ra nhanh hơn. 

Mỗi lần co thắt thì đầu của bé sẽ tiến dần ra ngoài trước. Sau khi đầu của thai nhi ra ngoài, bác sỹ sẽ giúp bé hút mũi, miệng và gỡ dây rốn ở quanh cổ bé. Ở giai đoạn này, đầu bé xoay sang 1 bên, phần vai xoay vào trong xương chậu để tìm vị trí để thoát ra ngoài. Cơn co tử cung tiếp theo, mẹ sẽ được các bác sỹ và y tá hướng dẫn đẩy phần vai và phần còn lại của cơ thể bé ra ngoài. Đối với những trường hợp thai nhi không quay đầu thì bắt buộc mẹ phải mổ đẻ.

2.2.3. Giai đoạn 3 

Đây là giai đoạn cơn co thắt dạ con cuối cùng. Giai đoạn này được tính từ ngay sau khi sinh con và kết thúc bằng việc bong nhau thai ra ngoài. Nói chung ở giai đoạn này khá là nhẹ nhàng, mẹ không còn đau đớn gì nữa.

Cơn co thắt tử cung có thể xảy ra khi mang thai tuần 36
Cơn co thắt tử cung có thể xảy ra khi mang thai tuần 36

2.3. Hoạt động của mẹ khi mang thai tuần 36

Khi mang thai tuần 36, mẹ nên hạn chế di chuyển. Việc di chuyển bằng máy bay hoặc tham gia các chuyến du lịch vào thời điểm này là không nên. Thay vào đó hãy sẵn sàng lên kế hoạch cho quá trình sinh đẻ của mình. Chuẩn bị sẵn sàng các giấy tờ cần dùng khi đến viện. Ngoài ra, mẹ cần xếp sẵn quần áo và các đồ dùng cần mang đi vào giỏ để khi bắt đầu chuyển dạ là sẵn sàng đến bệnh viện.

Đến gặp bác sỹ siêu âm thai 36 tuần tuổi để có thể chắc chắn được rằng bé yêu của mẹ vẫn đang phát triển tốt và đảm bảo sức khỏe cho mẹ.

Đồng thời, đừng quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai tuần 36 để đảm bảo em bé vẫn phát triển tốt mẹ nhé. 

Hy vọng những thông tin mà mangthaikhoe cung cấp sẽ giúp mẹ có hành trang tốt khi chờ bé yêu chào đời. Nếu mẹ còn thắc mắc hãy liên hệ tới hotline: 1900 63 69 85 để nhận được hỗ trợ từ Dược sỹ chuyên môn nhé!

_Nguyễn Huyền_

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-36/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4011425/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11489153/

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu