Mang thai tuần 18: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi trong cơ thể của mẹ

Thai nhi ở tuần 18 là đã ở tháng thứ 5 của thai kỳ rồi. Em bé đang có những sự phát triển mạnh mẽ. Mẹ cần biết điều gì khi mang thai tuần 18 và phải làm những gì ở thời gian này?

Sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tuần 18

Ở tuần này, thai nhi có chiều dài từ đầu đến mông khoảng 13 - 14 cm, nặng khoảng 145 - 150g. Tay, chân cử động linh hoạt hơn. Những cử động ở tuần thai 18 thu hút sự chú ý của mẹ hơn các tuần đầu tiên. Mẹ có thể nhìn thấy các mạch máu của bé qua lớp da mỏng. Mặc dù tai vẫn hơi xa đầu, nhưng chúng đã tìm đến vị trí cố định cuối cùng của mình.

Một lớp màng bảo vệ tuỷ sống đang bắt đầu hình thành và bao quanh các tế bào thần kinh. Quá trình này sẽ vẫn được tiếp tục trong vòng một năm sau khi bé ra đời.

Nếu thai nhi là một bé gái thì tử cung và ống dẫn trứng đã được hình thành đúng chỗ. Nếu bé trai thì bộ phận sinh dục đã hình thành, nhưng khó có thể nhìn thấy trong siêu âm.

Mang thai tuần 18 cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Sự thay đổi của cơ thể

Trong giai đoạn mang thai tuần ở tuần 18, cảm giác thèm ăn thường tăng lên. Mẹ hãy chọn các bữa ăn chính và phụ bổ dưỡng thay vì bữa ăn không có calo (khoai tây chiên, khoai tây chiên kiểu Pháp, kẹo và các loại đồ ngọt khác). Khi cảm giác thèm ăn cũng như vòng eo tăng lên, mẹ bắt buộc phải chọn những bộ đồ rộng rãi và thoải mái hơn.

Hệ thống tim mạch của mẹ  đang có những thay đổi rõ rệt ở tuần mang thai 18. Trong ba tháng giữa này, áp lực máu trong cơ thể cũng giảm hơn so với giai đoạn trước. Khi đang ngồi hoặc nằm, không nên đứng dậy ngay lập tức, vì mẹ có thể sẽ bị chóng mặt. 

Tốt nhất mẹ nên chọn tư thế nằm một bên, hoặc ít nhất là nằm nghiêng. Khi nằm ngửa, các tĩnh mạch ở tử cung bị nén, khiến việc vận chuyển máu về tim giảm xuống. Khi nằm, mẹ thử đặt một chiếc gối ở dưới hông hoặc chân để tạo cảm giác thoải mái.

Nếu mẹ chưa siêu âm ở giai đoạn thai kỳ này thì mẹ nên đi siêu âm ngay. Siêu âm giúp mẹ kiểm tra sự phát triển của thai nhi, phát hiện những dị tật bẩm sinh, kiểm tra nhau thai và rốn, xác định chính xác thời gian mang thai và số thai nhi trong bụng. Trong quá trình siêu âm, mẹ có thể nhìn thấy bé chuyển động vòng quanh và mút ngón tay. Những hình ảnh đầu tiên này giúp hai vợ chồng có bộ ảnh đầu tiên cho đứa con thân yêu.

Tập thể dục

Nếu mẹ cảm thấy khoẻ mạnh, thai kỳ vẫn bình thường, mẹ có thể tập thể dục như những giai đoạn mang thai. Mẹ nên có một vài thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thai nhi trong bụng. Hãy tập các bài phù hợp, tránh những hoạt động quá mạnh, thay đổi tư thế đột ngột, nằm ngửa.

Nếu đã lâu không tập thể dục thì mẹ nên bắt đầu như thế nào? 

Đầu tiên, mẹ hãy cùng bác sĩ xem xét kế hoạch tập luyện. Sau đó, mẹ nên bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn (khoảng 15 phút/ lần và vài lần/ tuần). Mẹ có thể tăng dần về thời gian và cường độ tập luyện (khoảng 30 phút/ngày). 

Một vài lời khuyên cho mẹ: Đi bộ là một cách dễ dàng nhất để bắt đầu một chương trình tập luyện quy củ và hợp lí, nó cũng không đòi hỏi bất kì dụng cụ hỗ trợ đặc biệt nào ngoài một đôi giày đi bộ. Rất nhiều thai phụ thích bơi lội trong khi mang thai, vì nước giúp tăng cân một cách hợp lí.

Những bài tập yoga trước khi sinh sẽ giúp thân thể thai phụ dẻo dai, khoẻ mạnh và giảm các cơn đau nhức trong thai kì.

Mẹ có biết gì về bài tập Kegels?

Đây là bài tập tăng cường sự săn chắc của khung chậu, hỗ trợ sự phát triển của niệu đạo, bàng quang, tử cung, âm hộ và niệu đạo. Kegels sẽ giúp ngăn cản sự rò rỉ dịch nhầy trong và sau khi sinh, thậm chí cho đến giai đoạn thứ 2 của kì sinh nở. Hơn nữa, kegels thúc đẩy lưu thông ở khu vực trực tràng và âm đạo của mẹ, hạn chế bệnh trĩ và nhiễm trùng vết khâu sau sinh.

Dưới đây là cách thực hiện:

- Mẹ hãy thắt chặt cơ quanh âm đạo lại giống như khi bạn ngắt dòng chảy của nước tiểu khi mẹ đi vào nhà tắm. Sử dụng kĩ thuật “ép chặt và đẩy lên”, chỉ hoạt động phần cơ khung chậu, đồng thời giữ yên và thả lỏng cơ bụng, bắp chân. Hít thở đều theo nhịp. 

- Giữ tư thế này trong khoảng 8-10 phút, sau đó thả lỏng cơ thể. Lặp lại động tác khoảng 10 lần và cố gắng thực hiện khoảng 3-4 lần/ngày.

Các hoạt động trong thời gian mang thai tuần 18 mẹ nên làm

Tìm hiểu về các lớp học tiền sản : Đây là cách tốt nhất và thông dụng nhất để mẹ trang bị những kiến thức cần thiết. Mỗi lớp học sẽ đưa ra một cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Có nhiều sự lựa chọn cho mẹ, có những khóa học chỉ kéo dài vài tuần nhưng cũng có lớp chỉ học trong một ngày.

Hiện nay, một số bệnh viện hay các trung tâm chuyên ngành cũng có tổ chức các lớp học tiền sản như vậy. Mẹ nên tìm đến các trung tâm đào tạo, chăm sóc sức khỏe với các chuyên gia có uy tín để được tư vấn.

Lưu ý

Tuy còn trong bụng mẹ nhưng sự phát triển của mỗi thai nhi đều có những khác biệt. Thông tin về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 18 mà mangthaikhoe.vn đưa trên đây nhằm cung cấp cho mẹ những hiểu biết chung nhất về sự phát triển của các bé trong bụng mẹ giai đoạn này.

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu