Mang thai tuần 41: Chưa có dấu hiệu sinh có phải là bất thường?

Mang thai tuần 41, mẹ bầu đã bước sang tháng thứ 10 của thai kỳ. Có rất nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi đến tuần này vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Lo lắng vì không biết điều này có ảnh hưởng gì đến em bé hay không. Hãy theo dõi bài viết của mangthaikhoe dưới đây để được giải đáp kỹ hơn về vấn đề này nhé!

1. Mang thai tuần 41 chưa sinh có phải là bất thường?

Mang thai tuần 41 nhưng vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu sinh con khiến cho nhiều mẹ lo lắng. Nguyên nhân là do mẹ sợ rằng điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi. Theo nghiên cứu của 1 số chuyên gia thì hiện tượng này cũng đang rất bình thường.

Thai 41 tuần tuổi được coi là ở tháng cuối nhưng vẫn nằm trong giai đoạn phát triển bình thường. Hầu hết các bác sỹ sẽ ước tính ngày sinh chủ yếu dựa vào kỳ kinh cuối cùng của mẹ. Vì vậy, ngày dự sinh cũng chỉ ước tính, không thể đảm bảo ngày sinh chính xác như dự đoán.

Thai 41 tuần vẫn được coi là phát triển bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi sự thay của cơ thể cũng như em bé theo từng ngày.

Mang thai tuần 41, thai nhi vẫn đang phát triển bình thường
Mang thai tuần 41, thai nhi vẫn đang phát triển bình thường

2. Những thay đổi của thai nhi khi mang thai tuần 41

Mang thai tuần 41, trọng lượng em bé của mẹ đã tương đương với một quả mít, khoảng 3,4 - 3,5kg. Chiều dài cơ thể đạt khoảng 50cm. Không gian trong bụng ngày càng bị thu hẹp hơn khiến cho em bé không thể ở mãi trong bụng mẹ được. 

Vì vậy, hầu hết các trường hợp nếu đã quá ngày dự sinh thì bác sỹ sẽ cân nhắc kích thích cơn chuyển dạ hoặc mổ để lấy em bé ra.

Thai nhi đến tuần 41 vẫn đang phát triển bình thường, chưa có vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bước sang tuần thứ 42, da trẻ thường có xu hướng bị khô, đỏ và thậm chí là bong tróc. Nguyên nhân là do da bị mất lớp vernix - màng bảo vệ bé không bị khô trong nước ối. Trông da của bé sẽ bị nhăn nheo, không đủ chất dinh dưỡng, lớp mỡ dưới da cũng bị mỏng đi. 

Theo nghiên cứu của một số chuyên gia thì chỉ có khoảng 5% em bé được sinh ra theo đúng ngày dự sinh. Có đến hơn 50% em bé ở lâu hơn trong bụng của mẹ phát triển đến cả tháng thứ 10. Do đó, mẹ không cần phải quá lo lắng vì em bé vẫn đang phát triển bình thường trong tuần này. 

3. Mang thai tuần 41 - cơ thể mẹ sẽ thay đổi ra sao?

Mẹ bầu đã có rất nhiều sự thay đổi khi mang thai, không riêng gì tuần 41 của thai kỳ. Lúc này, cân nặng của mẹ đã không còn tăng nhiều như trước nữa. Tuy nhiên trọng lượng của em bé vẫn còn tăng khiến cho mẹ bầu sẽ cảm thấy nặng nề hơn.

Các triệu chứng mẹ bầu thường gặp khi mang thai tuần 41 cũng tương tự như 1 - 2 tuần trước:

  • Cảm giác nặng nề ở vùng xương chậu: Đến những tuần cuối cùng của thai kỳ, em bé đã tụt xuống dần về phía đáy chậu làm tăng áp lực lên tử cung và bàng quang. Điều này sẽ gây nên hiện tượng đau nhức và khó chịu.
  • Đi tiểu nhiều, đặc biệt về đêm: Do bàng quang của mẹ bị thai nhi chèn ép nên sẽ gây hiện tượng đi tiểu nhiều hơn trong ngày.
  • Bệnh trĩ: Khi áp lực lên khung xương chậu quá lớn sẽ khiến cho tĩnh mạch ở trực tràng bị giãn. Đây là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ trong quá trình mang thai.
  • Mất ngủ: Mẹ bầu đến tuần 41 thường bị rối loạn giấc ngủ vì lo sợ việc sinh muộn sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, một phần do tình trạng đau lưng, đau hông khiến cho mẹ không ngủ được.
  • Cơn co thắt tử cung: Cơn co thắt tử cung là dấu hiệu cho mẹ biết em bé của mẹ sắp chào đời. Các cơn co thắt này sẽ xuất hiện một cách thường xuyên và liên tục. 
Co thắt tử cung là triệu chứng mẹ bầu thường gặp khi mang thai tuần 41
Cơn co thắt tử cung khi mang thai tuần 41 là dấu hiệu cho mẹ biết em bé của mẹ sắp chào đời

4. Kích thích chuyển dạ cho mẹ bầu mang thai tuần 41

Mang thai tuần 41, nếu vẫn chưa có hiện tượng chuyển dạ, bác sỹ sẽ nghĩ đến các cách kích thích chuyển dạ khi quá ngày dự sinh bằng phương pháp tự nhiên hoặc mổ lấy thai.

4.1. Tách ối

Việc tách ối có tác dụng kích thích cơ thể mẹ sản xuất oxytocin. Đây là một loại hormone làm kích thích cơn co thắt tử cung.

Điều kiện để bác sỹ có thể tiến hành được kỹ thuật này là cổ tử cung của mẹ phải mềm, giãn và mỏng. Khi cổ tử cung mở đủ, bác sỹ sẽ cho 2 ngón tay lách vào giữa cổ tử cung và màng ối, tách tử cung và màng ối ra. tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi bác sỹ phải rất cẩn thận không làm rách màng ối. 

Nếu bác sỹ thực hiện thành công thì quá trình chuyển dạ sẽ xảy ra sau 48 giờ nữa.

Mang thai tuần 41 nếu chưa sinh bác sỹ sẽ dùng phương pháp tách ối để kích thích chuyển dạ
Mang thai tuần 41 chưa sinh có cần dùng phương pháp kích thích chuyển dạ?

4.2. Đặt bóng cổ tử cung

Bác sỹ sẽ tiến hành đưa một ống cao su có chứa túi bóng nhỏ vào cổ tử cung của mẹ. Sau đó, bơm nước vào để cho túi bóng phồng lên tác động đến màng ối. Điều này sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra hormon giúp khởi phát quá trình chuyển dạ. 

Đồng thời, khi túi bóng mềm cùng với sự co giãn phía đầu ống sẽ làm cho cổ tử cung rộng ra khiến cho quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn. 

Sau khoảng 12 - 24 giờ thì bác sỹ sẽ lấy ống và túi bóng ra ngoài để đo độ mở của tử cung. Trong thời gian đó, có thể túi bóng sẽ rơi ra trước do cổ tử cung mở rộng. Vì vậy, khi có hiện tượng này mẹ không cần phải quá lo lắng nhé!

5. Chế độ sinh hoạt cho mẹ bầu mang thai tuần 41 

Dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai tuần 41
Dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai tuần 41

Đến tuần 41, mẹ vẫn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bởi vì vẫn còn nằm trong bụng mẹ thì bé con vẫn cần chất dinh dưỡng để phát triển. Một số lưu ý dành cho mẹ trong tuần này:

  • Mẹ cần ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu omega 3 đặc biệt là DHA như: cá hồi, hàu, dầu cá,...Những thực phẩm này rất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi.
  • Ngoài ra, các chế độ ăn giàu protein, canxi, sắt, vitamin, chất xơ cũng cần được bổ sung đầy đủ để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời giúp mẹ có sức khỏe tốt để dễ dàng vượt qua thử thách “vượt cạn” sắp tới.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo được lượng nước ối trong cơ thể. Nếu cơ thể bị thiếu nước ối sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.
  • Để cho tâm lý luôn được thoải mái cho đến ngày đón em bé chào đời.
  • Vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga cho mẹ bầu hoặc thử các phương pháp tự nhiên để kích thích quá trình chuyển dạ.

Trên đây là toàn bộ những thay đổi của cơ thể mẹ và em bé khi mang thai tuần 41. Hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái và sẵn sàng chào đón bé yêu chào đời mẹ nhé!

_Nguyễn Huyền_

Tài liệu tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31748223/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10908780/

https://www.webmd.com/parenting/what-to-expect-when-41-weeks-pregnant#1

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu