Mang thai tuần 24: Sự phát triển của thai nhi và những thay đổi trong cuộc sống của mẹ ra sao?

Mang thai tuần 24, lúc này, cơ thể bé trở nên cân đối và bắt đầu mập mạp hơn, não đang tăng trưởng rất nhanh. Những mầm giác quan cũng tiếp tục phát triển, phổi đang phát triển các nhánh của cơ quan hô hấp. Các tế bào sản xuất ra chất hoạt tính bề mặt, một chất giúp làm căng phồng túi khí khi bé chào đời.

Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 24

Vào tuần thứ 24, bé nặng khoảng 520-540 g, chiều dài tính từ đầu đến mông khoảng 20-21 cm. Kích thước của bé lúc này to bằng một bắp ngô. 

Thời điểm này, cơ thể bé trở nên cân đối và bắt đầu mập mạp hơn.

  • Não đang tăng trưởng rất nhanh, những mầm giác quan cũng tiếp tục phát triển.
  • Phổi đang phát triển các nhánh của cơ quan hô hấp. Các tế bào sản xuất ra chất hoạt tính bề mặt, một chất giúp làm căng phồng túi khí khi bé chào đời.
  • Da của bé vẫn còn mỏng và trong suốt, nhưng nó cũng sẽ sớm có những thay đổi.

Cuộc sống của mẹ khi mang thai 24 tuần

Thay đổi về cơ thể

Ở khoảng giữa tuần thai thứ 24-28, mẹ nên kiểm tra lượng đường để biết dấu hiệu tiểu đường thai kỳ.

Nếu bệnh tiểu đường không được chữa trị kịp thời, thai phụ sẽ rất khó khăn khi đẻ thường hoặc sẽ phải mổ đẻ. Bệnh tiểu đường làm cho thai nhi phát triển quá lớn, đặc biệt là ở phần thân trên. Nó cũng làm tăng khả năng trẻ bị hạ đường huyết sau khi sinh. Kết quả chính xác trong xét nghiệm này không có nghĩa mẹ đã bị mắc chứng tiểu đường, nhưng mẹ cần kiểm tra lượng đường để bảo đảm chắc chắn.

Vai trò của nước ối

  • Tạo môi trường sống cho bào thai, giúp bào thai có thể di chuyển dễ dàng.
  • Bao bọc, bảo vệ tránh cho bào thai khỏi bị tổn thương. 
  • Giúp điều hòa thân nhiệt cho bào thai.
  • Giúp bào thai phát triển khỏe mạnh và chào đời đủ ngày, đủ tháng.

Thông thường, thai nhi nuốt nước ối trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Nếu thai nhi không thể nuốt nước ối thì sẽ dẫn đến tính trạng thừa nước ối trong mẹ. Nếu thai nhi nuốt nước ối, nhưng không bài tiết được (ví dụ thai nhi thiếu thận) thì lượng nước ối bao bọc thai nhi sẽ rất ít. Tình trạng này được gọi là hiện tượng thiếu nước ối. Nếu thiếu nước ối, bào thai thường có dấu hiệu chậm phát triển.

Dinh dưỡng khi mang thai tuần 24

Ăn quá nhiều và ăn đêm trước khi đi ngủ là hai nguyên nhân chính dẫn tới chứng ợ nóng. Vì thế mẹ hãy chia thành 5-6 bữa ăn nhỏ, giàu dinh dưỡng/ngày. Mẹ tránh ăn vặt trước khi đi ngủ sẽ khiến mẹ dễ chịu hơn rất nhiều.

Tìm hiểu thông tin về đẻ non

Thời gian này, mẹ cũng nên tìm hiểu các thông tin về các dấu hiệu đẻ non. Đẻ non là việc thai phụ sinh con trước tuần thai thứ 37.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đẻ non. Có thể là sinh non do sự can thiệp của y tế như: thai phụ bị chứng tiền sản giật nghiêm trọng, hoặc thai nhi không phát triển nữa. Những trường hợp này được chỉ định phải chuyển phát khởi dạ hoặc mổ sớm. Trường hợp thứ hai là: sinh non tự phát, đó là trước tuần thai thứ 37, mẹ đau đẻ, bị vỡ nước ối hoặc tử cung của mẹ mở ra mà không co thắt lại

Ngoài ra, có một số nguy cơ đẻ non được biết đến như: thai phụ bị các bệnh về đường sinh dục, có các vấn đề về nhau thai, suy cổ tử cung nhưng trong nhiều trường hợp, thai phụ sinh non mà không rõ lý do. Tìm hiểu về các dấu hiệu sinh non và cách giải quyết là điều quan trọng với các thai phụ.

Những dấu hiệu đẻ non 

  • Âm đạo chảy mủ nhiều. 
  • Sự thay đổi trong khí hư, khi nó có quá nhiều nước, có dạng niêm dịch, hoặc dạng máu. (thậm chí nó có màu hồng hoặc dính một chút máu). 
  • Bị chảy máu hay mọc mụn ở âm đạo. 
  • Bị đau ở bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, hoặc bị nhiều hơn 4 cơn co thắt trong một giờ. (ngay cả khi bạn không đau). 
  • Sự gia tăng áp lực vùng khung chậu (cảm giác như bé đang bị đẩy xuống). 
  • Đau thắt lưng, đặc biệt là nếu trước đó mẹ chưa từng bị đau lưng.

Những triệu chứng này có thể không chính xác. Bởi vì với một vài người bị các biểu hiện như tăng áp lực vùng chậu hay đau thắt lưng trong quá trình mang thai cũng là bình thường. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, mẹ hãy ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

Những điều mẹ cần làm khi cảm thấy mình có khả năng sinh non

Nếu mẹ có dấu hiệu của việc sinh non hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ sẽ theo dõi những cơn co thắt của mẹ, xem xét nhịp tim của bé, kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng sinh dục thông qua việc kiểm tra nước tiểu.

Bác sĩ chích ở cổ tử cung và âm đạo của mẹ một số mẫu để làm các xét nghiệm. Mục đích xem liệu mẹ có bị viêm nhiễm hoặc vỡ màng ối hay không. Bác sĩ đem một mẫu khác để kiểm tra tình trạng Ffn (kiểm tra protein trong âm đạo). Khoảng giữa tuần 24-34, mức tăng cao của Ffn nghĩa là chất dịch nước ối chảy ra trước dự định. Kết quả âm tính có nghĩa là mẹ ít khả năng sinh trong một hoặc hai tuần tới. Lúc này hãy thoải mái nhé mẹ.

Tình trạng sức khỏe của trẻ sinh thiếu tháng

Những bé sinh ra càng gần ngày sinh dự tính thì khả năng sống càng cao và ít gặp các vấn đề về sức khoẻ hơn. Những em bé sinh thiếu tháng ở giữa tuần thai thứ 34 và 37 thường là an toàn. Mặc dù nguy cơ mắc các vấn đề về sức khoẻ vẫn cao hơn các bé sinh đủ tháng. Tuy nhiên, ngày nay, những em bé bị sinh non từ tuần thai thứ 24 (thậm chí sớm hơn) vẫn có thể duy trì sự sống nhờ vào tiến bộ trong kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh. Những trẻ sơ sinh quá non cần chăm sóc y tế đặc biệt. Những trẻ này thường gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe trong thời gian dài.

Hoạt động khi mẹ mang thai tuần 24

Mẹ hãy cùng chồng bàn bạc và đưa ra những thứ cần sửa chữa hay làm mới với ngôi nhà của mình trước khi em bé ra đời. Tuy nhiên, mẹ không nên tiếp xúc trực tiếp với các hoá chất như: sơn, hoặc đứng trên thang cao. Mẹ có thể kiểm tra lại các dụng cụ, đồ dùng, nội thất đã hỏng trong nhà, xem chúng có gây nguy hiểm gì cho bé không, có cần thay mới không.

Hoặc mẹ có thể trang bị một số thiết bị để đảm bảo an toàn cho gia đình mình, như đặt một chiếc bình cứu hoả dưới sàn, tạo một lối thoát hiểm khi chẳng may xảy ra sự cố…

Hai vợ chồng cùng nhau trang trí, sắp xếp đồ đạc cho phòng của em bé cũng là một ý tưởng tuyệt vời.

Lưu ý

Tuy còn trong bụng mẹ, nhưng sự phát triển của mỗi thai nhi đều có những khác biệt. Thông tin về sự phát triển của thai nhi khi mang thai 24 tuần chúng tôi đưa trên đây nhằm cung cấp cho mẹ những hiểu biết chung nhất về sự phát triển của các bé giai đoạn này.

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu