Mang thai tuần thứ 3 : Dấu hiệu của thai kỳ và sự thay đổi của cơ thể mẹ, những điều cần chuẩn bị
Ở giai đoạn tuần thứ 2 thai kỳ, sự giao hợp đã sảy ra tạo thành một hợp tử nhỏ xíu, bước đầu sự hình của mầm sống. Vài ngày sau hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ. Mang thai ở tuần thứ 3, lúc này mẹ cảm nhận rõ ràng nhất những dấu hiệu của thai kỳ.
1. Tuần mang thai thứ 3 phôi thai phát triển ra sao?
Từ ngày 22 - 28 tính từ ngày đầu kỳ kinh nguyệt cuối. Lúc này em bé vẫn còn rất rất nhỏ. Với chỉ vài trăm tế bào đang phân chia rất nhanh với tốc độ chóng mặt. Khi phôi thai làm tổ trong tử cung. Một phần sẽ phát triển thành nhau thai và sản sinh ra nội tiết tố hCG. Lúc này chỉ cần một que thử thai nhỏ là có thể biết bạn có thai hay chưa. Tuy nhiên để chính xác hơn thì nên đợi kết quả thử thai ở vài ngày sau đó nữa.
Thời gian này nhau thai vẫn không ngừng phát triển và bắt đầu có sự hình thành túi ối quanh phôi thai. Để tạo cho em bé một môi trường xung quanh êm ái. Phôi thai cũng bắt đầu có sự trao đổi chất với cơ thể mẹ và trả các chất thải.
2. Mẹ có sự thay đổi gì ở tuần thai thứ 3?
Em bé thì vẫn đang lớn lên dần dần nhưng mẹ có thể lúc này còn chưa biết mình đã có thai. Tuy nhiên có thể có mẹ cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể và biết mình có thai trước khi dùng que qua một số dấu hiệu sau:
- Ngực cương, sưng, nhũ hoa màu sậm
- Cơ thể mệt mỏi, hơi buồn nôn, chướng bụng khó ăn
- Tiểu tiện nhiều hơn
- Buồn nôn và nôn, nôn khan: với nhiều mẹ ốm nghén sớm sẽ xuất hiện triệu chứng này ngay ở tuần thứ 3
- Thân nhiệt cơ thể tăng và duy trì (lưu ý phân biệt với thân nhiệt tăng do sốt)
- Có thể xuất hiện máu báo thai

Lúc này nếu có nghi ngờ và dùng que thử thai nhưng không cho kết quả dương tính. Mẹ cũng đừng vội vã mà thử liên tục hết que này hay que khác hay cảm thấy hụt hẫng. Hãy chờ thêm đến lúc mẹ trễ kinh thực sự và thử lại que để biết kết quả chính xác nhé.
3. Ở Tuần thai thứ 3 này mẹ cần làm gì?
Đây là lúc thích hợp để mẹ lên kế hoạch dinh dưỡng cho thai kỳ rồi đó. Đầu tiên, mẹ phải bổ sung acid folic và sắt cùng các vitamin và khoáng chất nếu mẹ chưa làm điều đó trước đây. Mẹ có thể bổ sung qua chế độ ăn uống hoặc viên uống, mangthaikhoe nên bổ sung dạng viên uống để đảm bảo hàm lượng đúng đủ cho cơ thể mẹ và thai nhi.

- Trước khi mang thai mẹ đã bổ sung theo khuyến cáo là 400mcg/ngày acid Folic. Bây giờ mẹ cần bổ sung thêm, cần khoảng 600mcg/ngày
- Mẹ cũng cần bổ sung thêm sắt để tránh thiếu máu. Ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con
- Ngoài ra mẹ cần phải bổ sung cả các vitamin và khoáng chất thiết yếu kèm theo cả DHA vì thời điểm đầu tiên này sự phát triển toàn diện đóng vai trò nền tảng to lớn cho tương lai sau này của con
- Mẹ cũng cần phải kiêng một số món ăn có thể khiến mẹ dễ bị nhiễm khuẩn, độc tố gây rối loạn tiêu hóa và ảnh đến thai nhi. Tuân thủ quy tắc “ăn chín, uống sôi”, giảm tiêu thụ cafein ...
Và mẹ ơi đừng quen nhé đó là chuẩn bị sẵn que thử thai. Hãy chuẩn bị vài chiếc mẹ nhé và nên thử que vào thời điểm buổi sáng khi vừa ngủ dây nha mẹ.
- Giải mã thắc mắc: Dấu hiệu thai 10 tuần khỏe mạnh là gì?
- [Góc giải đáp] Thai 10 tuần tuổi đã biết trai hay gái chưa?
- 5 tuần có tim thai chưa? - Giải mã thắc mắc cho mẹ bầu
- Thai 11 tuần đã máy chưa? - Góc giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu
- Thai 29 tuần có xét nghiệm tiểu đường được không? Thông tin mẹ cần biết
.jpg)

.jpg)
- Bà bầu nên uống nước dừa khi nào? Những lưu ý mẹ bầu cần biết
- Bà bầu thiếu canxi nên ăn gì? Thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung
- Bà bầu nên ăn hoa quả gì? Những loại trái cây tốt cho mẹ
- Dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu là gì? Đối tượng mẹ bầu dễ bị thiếu canxi
- Nên bổ sung sắt và canxi cho bà bầu khi nào? - Góc giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu...