Mang thai tuần 29: Sự phát triển của thai nhi và những điều mẹ cần lưu ý.

Mang thai tuần 29 là mẹ đang bắt đầu bước vào tháng thứ 7 của thai kỳ. Ở thời điểm này, ngoài sự háo hức và vui sướng vì sắp được đón con chào đời thì chắc hẳn mẹ cũng rất tò mò về hành trình lớn lên của con khi còn trong bụng. Hãy để mang thai khỏe giúp mẹ hiểu kỹ hơn về quá trình phát triển của bé và những lưu ý về sự thay đổi của bản thân trong giai đoạn này mẹ nhé!

1. Sự phát triển của thai nhi khi mang thai tuần 29

Ở giai đoạn mang thai tuần 29, bé phát triển với tốc độ rất nhanh và “quậy “ ở trong bụng mẹ. Vì vậy, ở giai đoạn này bé đạp rất nhiều và mẹ sẽ cảm nhận được rất rõ sự lớn dần của bé ở trong cơ thể mình. Bác sỹ khuyên mẹ nên đếm số lần đạp của thai nhi vào các thời điểm sáng và tối. 

Các chỉ số thai 29 tuần gồm: cân nặng khoảng 1,3kg và chiều dài khoảng 36,8 cm. Trong suốt tuần mang thai này, cơ bắp và phổi của bé phát triển mạnh mẽ. Tủy sống bắt đầu sản sinh hồng cầu, da mượt mà và lông nhung phát triển. Lúc này, mắt của bé có thể đóng mở được. Đồng thời, não của bé cũng phát triển nhanh, đầu bé chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. 

Ở tuần mang thai thứ 29, bé thường nằm dọc theo bụng mẹ và đầu hướng về phía tử cung. Quá trình tăng trưởng, phát triển của thai nhi cần nhiều dưỡng chất. Do đó, mẹ cần phải chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn này.

2. Những thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai tuần 29

Khi mang thai tuần 29, lượng hormone sinh ra trong cơ thể khiến cho mẹ rất dễ tăng cân. Bụng của mẹ cũng lớn và nhô dần ra. Lúc này, chiều cao của tử cung từ 26 - 35 cm, lượng nước ối khoảng 9 cm. Các chuyên gia khuyến cáo lượng calo cần thiết cho mẹ trong giai đoạn này là khoảng 2400 kcal/ngày. Những biến chứng mẹ có thể gặp trong tuần mang thai thứ 29 cần lưu ý:

  • Suy giãn tĩnh mạch ở 2 chân. Mẹ có thể sử dụng tất chân y tế để phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra. 
  • Mẹ có thể bị khó thở do tăng kích thước tử cung. Do đó, mẹ cần phải nghỉ ngơi nhiều và không được làm việc gắng sức vì rất dễ sảy thai.
  • Táo bón đi kèm với tình trạng phân rắn và đầy hơi. 
  • Áp lực tử cung và em bé lên bàng quang khiến cho mẹ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Nguy cơ tiền sản giật ở giai đoạn này khá cao, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận của mẹ. Các dấu hiệu của tiền sản giật như tăng huyết áp đi kèm với buồn nôn, nôn, sưng phù ở chân, đau đầu,... Khi gặp dấu hiệu này mẹ cần lưu ý đến gặp bác sỹ để được phát hiện và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Mẹ cũng có thể bị bệnh trĩ gây ra bởi các tĩnh mạch lan tỏa ở vùng ruột thẳng.

=>Xem thêm: Tăng huyết áp thai kỳ và những điều mẹ nhất định cần biết

3. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ ở tuần mang thai thứ 29

Mang thai tuần 29 là giai đoạn bắt đầu tam cá nguyệt thứ 3 của mẹ. Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển đầy đủ oxy cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Do đó, chế độ chăm sóc thai nhi tuần 29 rất quan trọng.

3.1. Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Chế độ dinh dưỡng an toàn và lành mạnh trong hành trình mang thai của mẹ là rất quan trọng. Giai đoạn mang thai tuần 29, thai nhi cần khoảng 250mg canxi cho sự phát triển cơ, xương và thần kinh. Do đó, mẹ lưu ý bổ sung đầy đủ canxi trong giai đoạn này.

Nếu cơ thể mẹ không nạp đủ canxi, thai nhi sẽ huy động canxi được tích trữ ở trong xương của mẹ dẫn đến tình trạng loãng xương sau khi sinh ở mẹ. Đồng thời, nếu bé không được cung cấp đủ canxi nguy cơ cao sẽ bị nhẹ cân và còi xương, chậm phát triển sau khi sinh. 

Do đó, mẹ hãy bổ sung đủ các thực phẩm giàu canxi như: sữa, ngũ cốc và rau củ quả. Đồng thời mẹ cũng cần lưu ý uống đủ nước và đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày để kích thích ruột hoạt động.

3.2. Thực phẩm chứa nhiều sắt

Ngoài canxi, mẹ cần bổ sung thêm sắt, vì sắt rất cần thiết trong thời kỳ mang thai của mẹ. Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng nguy hiểm với thai phụ và các bệnh lý tim mạch cho con. Vì vậy, mẹ hãy thêm những thức ăn giàu sắt như: thịt bò, thịt gà, cá, đậu, gan động vật,... vào thực đơn mang thai tuần 29. 

3.3. Bổ sung vitamin C

Vitamin C cũng được coi là chất dinh dưỡng quan trọng cho mẹ bầu trong thời kỳ này. Bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp tăng cường sự bền vững thành mạch, cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe cho mẹ trong giai đoạn này. Mẹ nên ăn các thực phẩm như cà rốt, bí, ngũ cốc và các loại nước ép trái cây như cam, bưởi, dâu tây, việt quất,...

3.4. Bổ sung acid folic

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm cả acid folic. Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng này giúp cho thai nhi phát triển tốt, tăng cường miễn dịch và đảm bảo nhu cầu sức khỏe của mẹ.

3.5. Thực phẩm bổ sung DHA

Mang thai tuần 29 là giai đoạn bộ não và hệ thần kinh của bé phát triển. Do đó, muốn con thông minh, phát triển toàn diện thì mẹ nhớ cung cấp đầy đủ DHA trong thời điểm này. Bổ sung đầy đủ DHA còn làm tăng cường khả năng miễn dịch, giúp bé khỏe mạnh hơn và tránh được nguy cơ dọa sảy thai cho mẹ bầu. Các nguồn thực phẩm cung cấp DHA hiệu quả gồm: cá thu, cá hồi, hạt óc chó, hạnh nhân,...

Khi mẹ bước sang tuần mang thai thứ 29 tức là tháng thứ 7 của thai kỳ. Đây là giai đoạn đầy thách thức cho mẹ trong hành trình chờ đón con yêu chào đời. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Đồng thời mẹ cũng cần nắm rõ được các dấu hiệu khi chuyển dạ để kịp thời đến bệnh viện. 

Hãy liên hệ đến hotline: 1900 63 69 85 để nhận được hỗ trợ thêm từ Dược sỹ chuyên môn mẹ nhé!

DS chuyên môn: DS Trần Thanh Bình

  • Dược sỹ lâm sàng ĐH Dược Hà Nội
  • Phụ trách chuyên môn nhãn hàng Wooshin Labottach, Aplicaps Việt Nam, nhãn hàng nhi khoa Bioamicus

Tài liệu tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25184521/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5353500/

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-29/

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu