Mang thai tuần 15: Sự phát triển của bé và những thay đổi của mẹ
Thai 15 tuần tuổi đã có những sự thai đổi đáng kể nào trong bụng mẹ. Mẹ mang thai tuần 15 thì có sự thay đổi gì? Lời khuyên nào dành cho mẹ, cùng khám phá nào mẹ nhé !
Sự phát triển của thai nhi ở tuần mang thai 15
Sự phát triển của thai nhi
Ở tuần thứ 15, thai nhi có chiều dài khoảng 10cm, cân nặng khoảng 45 - 50g và bé có thể tự do di chuyển trong túi nước ối. Chính những cử động này đã kích thích sự phát triển của các túi khí nguyên thủy trong phổi.
- Chân tay đã cử động thường xuyên hơn và chân có xu hướng phát triển dài hơn tay.
- Cơ quan thị giác phát triển nhanh.
- Mắt tuy vẫn nhắm chặt, nhưng bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu để bóng đèn điện ở gần bụng mẹ, bé sẽ cảm nhận được những tia sáng phát ra từ bóng đèn. Bé có xu hướng di chuyển tránh xa vùng có nhiều tia sáng nhất. Mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được sự di chuyển này. Đặc biệt,thông qua siêu âm, mẹ sẽ nhìn thấy rõ hơn những cử động dạng này.
- Bộ phận sinh dục của thai nhi cũng dần hoàn thiện.
Mang thai tuần 15, nếu siêu âm, bố mẹ đã có thể xác định giới tính của thai nhi. Nhưng sự chính xác của việc siêu âm còn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của thai nhi, cũng như độ sắc nét của hình ảnh thu được từ máy siêu âm.
Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần 15
Thay đổi về cơ thể
Ở tuần thứ 15, cân nặng của mẹ có thể tăng khoảng 1-2kg (tốt nhất là nhỏ hơn 2,5kg).
Lúc này, thai kỳ đã đi vào chu trình phát triển nhịp nhàng, song một vài triệu chứng bất ngờ vẫn có thể diễn ra. Cụ thể:
- Mẹ có thể bị “viêm mũi thai kỳ”, nếu mẹ có các triệu chứng như tắc, ngạt mũi. Đây là kết quả của thay đổi về nội tiết và tăng lên của lưu lượng máu trên màng nhầy mũi.
- Nhiều thai phụ còn bị chứng chảy máu mũi. Do lưu lượng máu ở mũi tăng lên làm cho các mạch máu ở mũi mở rộng ra.
Nếu mẹ muốn xét nghiệm chọc ối qua màng bụng, mẹ nên thực hiện vào khoảng thời gian tuần 15-18. Các kiểm tra dạng này có thể xác định rõ ràng hàng trăm chứng rối loạn về di truyền và nhiễm sắc thể.
Mẹ không cần lo lắng quá về việc kiểm tra này. Hầu hết các mẹ đều nhận được kết quả tốt về con mình thông qua phương pháp kiểm tra chọc ối.
Cảm nhận về sự cử động của bé
Lúc này, mẹ đã cảm nhận được những cử động quẫy đạp đầu tiên của thai nhi trong bụng. Đây là một trong những trải nghiệm tuyệt vời của thời kỳ mang thai. Những cử động này là cách thai nhi. Nó báo hiệu cho mẹ biết nó khỏe mạnh và đang dần lớn lên trong bụng của mẹ.
Khi nào mẹ cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé yêu?
Em bé trong bụng đã có những chuyển động đầu tiên vào khoảng tuần thứ 7-8. Nhưng mẹ phải dùng phương pháp siêu âm thì mới có thể nhìn thấy rõ những chuyển động này. Mẹ sẽ thực sự cảm thấy những di chuyển của thai nhi ở khoảng thời gian từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 22.
So với những phụ nữ làm mẹ lần đầu, những người đã từng làm mẹ sẽ tinh tế hơn trong việc phát hiện những cử động đầu tiên của thai nhi như: đá, thúc mạnh trong bụng mẹ. Những người phụ nữ đã từng mang thai sẽ dễ dàng nhận biết những chuyển động của thai nhi từ tiếng sôi réo òng ọc trong bụng. Những cảm nhận này có thể giúp mẹ nhận biết được cơn đói của bé bằng những cú đạp ở phía bên bụng trái. Những người gầy hơn có xu hướng cảm nhận những chuyển động của thai nhi sớm hơn.
Những cảm giác này như thế nào?
Nhiều phụ nữ miêu tả cảm giác này giống như: ngô rang đang nổ tung, cá vàng đang bơi xung quanh, cánh bướm đang rung rinh... Mẹ có thể cảm nhận được những cử động nhẹ nhàng trong bụng khi có sự chuyển động hơi khí, hay những cú đạp khi thai nhi đói.
Một khi mẹ thường xuyên cảm thấy những chuyển động này, mẹ sẽ nhận ra sự khác biệt giữa từng chuyển động. Khi nằm hoặc ngồi im, mẹ sẽ dễ dàng nhận ra các chuyển động của bé trong bụng.
Khi nào nên lo lắng về những chuyển động của thai nhi?
Thai nhi vẫn đang chuyển động liên tục. Nhưng những cú va chạm, cử động của thai nhi trong bụng mẹ khi mang thai tuần 15 không đủ mạnh để mẹ có thể cảm nhận được. Sau đó, những cử động của thai nhi sẽ mạnh hơn. Mẹ có thể cảm nhận những va chạm này rõ hơn và thường xuyên hơn vào ba tháng giữa của thời kỳ mang thai.
Lúc này, mẹ nên chú ý đến những hoạt động của thai nhi trong bụng mình. Nếu những cử động này có xu hướng giảm xuống, mẹ cần đi khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra tình trạng của thai nhi. Chuyên gia có thể khuyên mẹ nên dành thời gian để đếm các cử động của thai nhi trong ngày.
Thay đổi về tâm lý
Đừng ngạc nhiên khi mẹ và bố cảm thấy hơi căng thẳng trong những ngày mang thai của tuần 15. Nhiều cặp vợ chồng gặp phải tình trạng này do lo lắng cho sức khỏe của bé và đối mặt với những thay đổi sẽ gặp phải.
Những biểu hiện lo lắng, bực dọc là những trạng thái tâm lý rất tự nhiên. Chúng sẽ suy yếu và tâm trạng của mẹ sẽ nhanh chóng được cải thiện. Khi tâm lí đã ổn định thì mẹ sẽ thấy đây là thời kỳ tuyệt vời của các thai phụ.
Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần 15
Mẹ nên nói chuyện với bé trong bụng. Đây là một cách tuyệt vời để kết nối tình cảm giữa mẹ và con. Nếu mẹ không quen với việc nói chuyện trực tiếp, mẹ hãy thử giao tiếp với con bằng các hoạt động bình thường mẹ hay làm như: đọc một cuốn sách, tạp chí, báo. Hoặc chia sẻ với con những mong muốn thầm kín của mẹ. Nói chuyện với bé ngay từ khi trong bụng mẹ là một trong những cách tốt nhất để phát triển kỹ năng ngôn ngữ của con sau này.
- Giải đáp thắc mắc: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh là lý tưởng nhất?
- Hình ảnh siêu âm thai 4 tuần tuổi có tim thai chưa? Thai nhi đã vào tử cung chưa?
- Thai 9 tuần bụng đã to chưa? Dấu hiệu thai 9 tuần phát triển khỏe mạnh
- Kích thước túi thai theo tuần thay đổi như thế nào? Xem ngay!
- Thai 14 tuần biết trai hay gái chưa? Chuyên gia trả lời
- Loại canxi nào tốt cho tuổi dậy thì? Tips tăng chiều cao hiệu quả
- Giải mã tiêu chuẩn vàng khi lựa chọn thực phẩm bổ sung cho mẹ bầu
- Quan hệ khi mang thai bị ra máu hồng có nguy hiểm không?
- Giải đáp thắc mắc: Mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- [Tư vấn] Bà bầu ăn hạt đác được không? Lợi ích và tác hại