Mang thai tuần 32: Sự phát triển của con và thay đổi của mẹ

Mang thai tuần 32, chắc hẳn mẹ đang rất háo hức vì sắp được chào đón con yêu chào đời. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi sự lo lắng rằng liệu mẹ đã bổ sung đủ chất để đáp ứng cho sự phát triển của con. Hãy cùng mangthaikhoe tìm hiểu những điều mẹ cần làm để hành trình bé đến với mẹ thật an toàn nhé!

1. Khám phá sự thay đổi của mẹ và thai nhi khi mang thai tuần 32 

1.1. Điều kỳ diệu của bé ở 32 tuần tuổi

Khi mang thai tuần 32 cơ thể trẻ gần như đã phát triển hoàn thiện như lúc bé chào đời. Các bộ phận đang dần hoàn thiện các chức năng. Móng tay, móng chân và các lông tơ đã mọc khắp cơ thể mẹ. Tay chân của trẻ phát triển tương ứng với vòng đầu của bé. Đồng thời da của bé trở nên nhẵn và mềm mại hơn nhờ sự phát triển của lớp mỡ dưới da. Điều này sẽ là sự chuẩn bị cho bé trước khi bắt đầu cuộc sống bên ngoài.

Tuần này, cân nặng thai nhi 32 tuần đạt khoảng 1,7 - 1,8kg và dài khoảng 41 - 42cm. Khi thai nhi ngày một lớn dần lên sẽ chiếm tử cung của mẹ. Chính vì vậy, bé cũng không còn cựa quậy nhiều như trước do không gian trong bụng mẹ trở nên chật hẹp hơn. Tuy nhiên mẹ vẫn có thể cảm nhận được những chuyển động của bé trong tuần này. 

Lúc này, thai nhi đã có thể tự điều tiết hoạt động nhắm mở mắt và có khả năng nhận biết được những thứ xung quanh. 

Khi mang thai tuần 32 cơ thể trẻ đang dần hoàn thiện

1.2. Những thay đổi của cơ thể của mẹ khi mang thai tuần 

Ở thời điểm này mẹ sẽ tăng khoảng 0,5 kg trong một tuần. Để đáp ứng sự phát triển của mẹ và thai nhi, lượng máu của mẹ đã tăng từ 40 - 50% kể từ khi mẹ có bầu. Lúc này tử cung đã kéo dài lên đến gần cơ hoành và tích tụ ở đó. Điều này gây tình trạng khó thở và ợ nóng ở mẹ bầu. Để hạn chế tình trạng khó chịu này mẹ cần vận động nhẹ nhàng, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. 

Khi cơ thể bé lớn dần, các tư thế đi đứng, ngồi, nằm ngủ của mẹ cũng khó khăn hơn. Mẹ có thể gặp tình trạng tê các ngón tay, bàn tay, chân. Núm vú của mẹ to hơn và sẫm màu hơn. Đặc biệt nếu xảy ra tình trạng đau lưng có thể đây là dấu hiệu báo hiệu chuyển dạ sớm. Do đó mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện khám thai kịp thời. Ngoài ra, tử cung mẹ đang phát triển và nội tiết tố thay đổi làm lỏng khớp và dây chằng gắn xương chậu với cột sống gây đau. 

Đồng thời, ở giai đoạn này, mẹ cũng có thể bị tăng tiết dịch âm đạo. Vì vậy mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ tránh để nhiễm trùng âm đạo. Bởi vì nhiễm trùng đường âm đạo là nguy cơ dẫn đến tình trạng sinh non cho mẹ. Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé cũng tăng lên. Do đó mẹ cần bổ sung đầy đủ tránh tình trạng thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng.

Khi mang thai tuần 32, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng 40 - 50%
Thai 32 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

1.3. Những thay đổi về tâm lý và cảm xúc của mẹ bầu

Mang thai tuần 32 là thời điểm mẹ gấp rút chuẩn bị những thứ còn thiếu để chuẩn bị chào đón bé ra đời. Nếu đây là lần đầu tiên mang bầu thì chắc hẳn mẹ vừa rất hào hứng nhưng cũng không tránh khỏi lúng túng và lo lắng. Lần đầu làm mẹ có rất nhiều sự thay đổi khiến cho mẹ rất bỡ ngỡ. Mẹ hãy hỏi thêm những kinh nghiệm chăm sóc con để có hành trang tốt cho quá trình chăm sóc con sau này. Còn nếu mẹ đã có một đứa rồi thì hãy nghiên cứu xem làm thế nào để bé có thể hòa hợp với các thành viên trong gia đình.

Dù lần đầu, lần thứ 2 thứ 3 thì mẹ luôn rất háo hức mỗi lần con sắp chào đời. Tại thời điểm này mẹ cần đủ tinh ý để nhận ra và đáp ứng được những nhu cầu về sự thay đổi của bé. Hãy tham khảo thật nhiều phương pháp và áp dụng phương pháp phù hợp cho bé của mình mẹ nhé. 

Đừng để lo lắng lấn át mà mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hãy cố gắng suy nghĩ thật tích cực mỗi ngày, giữ cho tâm hồn thật thoải mái và có sự chuẩn bị thật chu đáo để chào đón bé con của mẹ chào đời.

2. Dinh dưỡng cho thai nhi 32 tuần

Ngoài sự thay đổi kỳ diệu của của con thì khi mang thai tuần 32 mẹ cần lưu ý về sự thay đổi của bản thân. Lúc này mẹ cũng cần chú ý đến dinh dưỡng để đáp ứng đủ sự phát triển của bé và giúp mẹ có đủ sức khỏe cho quá trình “ vượt cạn” sắp tới. 

2.1. Protein

Cần thiết cho sự tăng trưởng về cân nặng của bé. Bổ sung đầy đủ protein trong giai đoạn này sẽ giúp cho bé tăng nhanh khoảng 200mg mỗi tuần. Nhu cầu protein của mẹ và thai nhi trong giai đoạn này là khoảng 75 - 100mg mỗi ngày.

2.2. DHA

Giai đoạn này trí não là  giai đoạn trí não của bé đang phát triển mạnh. Vì vậy mẹ cần bổ sung các loại acid béo như omega 3 có trong cá thu hoặc cá hồi,...

Mang thai tuần 32, mẹ nhớ bổ sung đầy đủ DHA
DHA rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của thai nhi

2.3. Sắt

Trong giai đoạn này nếu cơ thể mẹ bị thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng sinh non. Hơn nữa sắt đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho con và mẹ. Vì vậy, bổ sung sắt trong giai đoạn này là rất cần thiết.

2.4. Canxi

Mẹ nhớ bổ sung canxi để cung cấp đủ nhu cầu cho sự phát triển xương của trẻ. Đồng thời bổ sung đủ canxi sẽ ngăn ngừa bệnh loãng xương sau sinh cho mẹ.

2.5. Vitamin C

Đây là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng tuần 32 của mẹ. Nhu cầu vitamin C trong cơ thể mẹ là khoảng 75mg mỗi ngày.

2.6. Chất xơ

Bổ sung đủ chất xơ trong giai đoạn này sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng táo bón.

Ngoài ra, mẹ nên uống đủ 2l nước mỗi ngày, không nên để khát rồi mới uống. Mẹ lưu ý trước khi đi ngủ thì uống ít hơn để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Lúc này bé cần dinh dưỡng để hoàn thiện các cơ quan cũng như sự phát triển của cơ thể. Vì vậy nếu mẹ muốn con khỏe mạnh, thông minh thì nhớ nạp đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp.

3. Mang thai tuần 32 - Mốc khám thai quan trọng

Mang thai tuần 32 - Mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ
Mang thai tuần 32 - Mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ

Thời điểm này, bé đã lớn hơn, những bất thường trước chưa phát hiện thì nay có thể rõ hơn. Vì vậy, tuần 32 được coi là mốc khám thai khá quan trọng. Thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thắc mắc.

Trong lần khám này, bác sỹ sẽ xác định được ngôi thai và xem khung xương chậu có tương xứng với trọng lượng thai hay không. Đồng thời kiểm tra tình trạng lượng nước ối, bánh rau để đảm bảo bé vẫn đang phát triển tốt. Mẹ cũng sẽ được làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32 để sàng lọc sớm bệnh lý nghiêm trọng này cho mẹ.

Ngoài ra, từ tuần 32 trở đi là giai đoạn rất quan trọng và nhạy cảm của thai kỳ. Do đó, chỉ với một tác động nhỏ cũng rất có thể xảy ra tình trạng sinh non. Vì vậy, mẹ làm việc gì cũng phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận và nắm rõ các dấu hiệu sinh non tuần 32. Đồng thời tránh để thiếu sắt trong giai đoạn này vì thiếu sắt sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non cao.

Mang thai tuần 32 - ngày mẹ được gặp con không còn xa nữa. Mẹ nhớ có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thật hợp lý để đảm bảo đủ chất cho bé mẹ nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3125335/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28188770/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14729161/

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu