Mang thai tuần 21: Sự phát triển diệu kỳ của thai nhi và những thay đổi của mẹ

Mang thai tuần 21, mẹ sẽ sớm cảm nhận được những di chuyển vòng quanh, những cú đá bằng chân và thúc bằng khuỷu tay của bé trong bụng mình. Mẹ sẽ khám phá ra mô hình hoạt động diệu kỳ của bé khi mẹ hiểu bé hơn. Vậy hay cùng mangthaikhoe tìm hiểu ngay thôi nào!

Sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tuần 21

Ở tuần mang thai 21, trọng lượng của bé khoảng 280 - 300g, chiều dài tính từ đầu đến mông khoảng 15 - 18 cm (bằng kích thước của một quả chuối to). Lông mày và mi mắt đang hình thành. Nếu thai nhi mang giới tính nữ thì âm đạo cũng đã bắt đầu hoàn thiện. Hệ thống tiêu hóa của thai nhi phát triển mạnh, giúp bào thai có khả năng nuốt nước ối. Sau khi nuốt nước ối, bào thai hấp thụ phần lớn nước ối trong đó và tống đẩy các chất không hấp thụ được xuống ruột già. Theo các chuyên gia, việc nuốt nước ối có thể giúp hệ tiêu hóa của bào thai sinh trưởng và phát triển. Điều này cũng có thể là điều kiện để hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thực hiện được chức năng của nó ngay sau khi chào đời.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao trong tuần mang thai 21?

Thay đổi về cơ thể

Mẹ sẽ sớm cảm nhận được những di chuyển vòng quanh, những cú đá bằng chân và thúc bằng khuỷu tay của bé trong bụng mình. Mẹ sẽ khám phá ra mô hình hoạt động của bé khi mẹ hiểu bé hơn. Mẹ có thể cảm thấy dễ chịu hơn trong tuần này. Bụng của mẹ cũng chưa quá to, sự khó chịu giai đoạn đầu thai kỳ hầu như đã qua đi. Nếu mẹ cảm thấy sức khỏe tốt, hãy tận hưởng những cảm giác thoải mái này. Vì trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể phát sinh một loạt phiền toái.

Trục trặc nhỏ

Mang thai tuần 21, mẹ sẽ phải đối mặt với một vài trục trặc nhỏ. Ví dụ như lượng dầu tăng gây mụn, mẹ nên rửa mặt nhẹ nhàng 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt. Mẹ nên sử dụng các loại dầu chiết xuất từ thiên nhiên để giữ ẩm da hay trang điểm. Mẹ không nên dùng các loại thuốc dạng uống để trị mụn vì có hại. Mẹ cũng không nên sử dụng các sản phẩm trị mụn mà chưa có sự kiểm định của bác sĩ.

Tĩnh mạch

Mang thai tuần 21, các mạch máu cũng hoạt động nhiều hơn. Khi mang thai, các mạch máu sẽ thường dồn xuống chân, định mức hoóc môn giới tính của thai nhi tăng lên. Những biểu hiện này sẽ gây cản trở cho sự hoạt động của các tĩnh mạch thư giãn, có thể tạo ra những vấn đề tệ hại như mẹ có thể bị giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, chứng này cũng có xu hướng xấu đi ở các giai đoạn mang thai kế tiếp và khi mẹ có tuổi.

Để ngăn chặn chứng giãn tĩnh mạch:

  • Hãy tập thể dục hàng ngày
  • Đứng kiễng chân mỗi khi có thể
  • Nằm ngủ nghiêng bên trái
  • Mẹ cũng nên đi tất để giữ ấm

Mẹ cũng có thể nhận thấy các tĩnh mạch dạng mạng nhện (là một nhóm các mạch máu bao phủ trên da). Đặc biệt là ở mắt cá chân, chân, hoặc ở mặt. Chúng có dạng mạng nhện, hoặc màng trang trí với các nhánh nhỏ đâm ra từ một mắt trung tâm. Nhìn chúng giống như các nhánh của cây xanh, hoặc chúng là một tập hợp các đường mỏng lan rộng không có mô hình rõ ràng. Những mạng nhện tĩnh mạch như thế này không gây khó chịu và thông thường sẽ biến mất sau khi sinh.

Tình dục khi mang thai tuần 21

Một vài mẹ nhu cầu tình dục tăng cao, ít nhất là trong một phần của thai kỳ. Mẹ có thể cảm nhận sự tăng lưu lượng máu ở vùng xương chậu, sự nhạy cảm vùng âm đạo,. Nó dẫn đến các kích thích cũng như sự tăng bôi trơn âm đạo do nội tiết thay đổi. Nhưng đó hoàn toàn không phải là nguyên nhân của sự ham muốn tình dục.

Nếu mẹ cảm thấy đau nhức nhiều, hoặc thấy mình không hấp dẫn, hay than phiền và mệt mỏi thì ham muốn tình dục của mẹ đang bị giảm đi. Nếu không có ham muốn quan hệ, hãy nói cho chồng biết cảm giác của mẹ như thế nào. Trấn an anh ấy rằng, mẹ vẫn yêu chồng. Điều này sẽ giúp hai người thẳng thắn và hỗ trợ nhau tốt hơn.

Khi nào không nên quan hệ

Mẹ cần kiêng cữ nếu có bất kì một biểu hiện hay triệu chứng nào sau đây: 

  • Nhau tiền đạo. 
  • Dấu hiệu đẻ non.
  • Chảy máu âm đạo. 
  • Chuột rút cơ bụng dưới. 
  • Thoái hoá đốt sống cổ. 
  • Giãn cổ tử cung. 
  • Chảy nước ối hoặc vỡ nước ối. 

Mẹ cũng cần kiêng cữ, nếu mẹ hoặc chồng có dấu hiệu bị các bệnh sinh dục. Mẹ nên tránh giao hợp vào ba tháng cuối thai kỳ, nếu chồng có tiền sử mắc bệnh đường sinh dục, ngay cả khi chồng không cảm thấy đau nhức hay lở loét.

Cũng có thể chấp nhận quan hệ tình dục bằng đường miệng, nếu chồng  không bị viêm nhiễm đường miệng. Trong một số trường hợp khác, bác sĩ cũng có thể khuyên mẹ không nên quan hệ tình dục. Ví dụ, khi mẹ có tiền sử sinh non trong các thời kỳ mang thai trước, bác sĩ sẽ khuyên mẹ dừng việc quan hệ trong một số thời điểm mang thai và tiếp tục kiêng cữ cho đến tuần thai thứ 37. 

Các hoạt động trong tuần

Lên danh sách quà cho em bé

Có thể trong giai đoạn này mọi người sẽ hỏi mẹ cần gì để tặng. Nếu mẹ chuẩn bị danh sách đồ dùng cần thiết, mẹ sẽ biết chính xác đồ dùng nào còn thiếu để nói với mọi người.

Lưu ý

Tuy còn trong bụng mẹ, nhưng sự phát triển của mỗi thai nhi đều có những khác biệt. Thông tin chúng tôi đưa trên đây nhằm cung cấp cho mẹ những hiểu biết chung nhất về sự phát triển của các bé trong bụng mẹ giai đoạn này.

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu