Mang thai tuần 20: Sự phát triển của thai nhi và những thay đổi của cơ thể mẹ
Mang thai tuần 20, tính đến giai đoạn này, mẹ đã vượt quả một nửa thai kỳ. Kể từ bây giờ, mẹ có thể sẽ tăng cân rất nhanh. Hãy đảm bảo việc bổ sung đầy đủ sắt và các đa vi chất thiết yếu để hình thành huyết sắc tố (một phần tạo nên những tế bào máu chuyên chở oxy).
Sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tuần 20
Ở tuần thai này, thai nhi nặng khoảng 240 - 260g, chiều dài từ đầu đến chân khoảng 14 - 16cm. (Trước mang thai tuần 20, việc đo chiều dài của thai nhi rất khó khăn. Vì chân của bé cong lại, chống vào thân nên chỉ tính chiều dài từ đầu đến mông. Nhưng từ sau 20 tuần, chiều dài mới được tính từ đầu tới ngón chân).
Cử động nuốt của thai nhi nhiều hơn. Đây là một sự luyện tập tốt cho hệ tiêu hoá. Bé cũng đang thải ra meconium (một sản phẩm phụ màu đen, dính của quá trình tiêu hoá). Chất dính nhớp nháp này sẽ tích lại trong ruột. Mẹ có thể nhìn thấy nó trong lần đầu tiên thay tã cho bé. Một vài em bé sẽ bài tiết chất meconium này ngay trong bụng mẹ hoặc trong quá trình đẻ.
Da bé
Mẹ mang thai ở tuần 20, lúc này da của bé đã phát triển thành hai lớp. Các lớp này bao gồm: lớp biểu bì (lớp trên bề mặt) và lớp bì (nằm lớp bên trong). Cho đến thời điểm này của thai kỳ, lớp biểu bì được sắp xếp thành 4 lớp. Một trong các lớp này có chứa các cung biểu bì. Vai trò cấu tạo nên mẫu bề mặt trên các đốt ngón tay, lòng bàn tay. Tất cả đều mang đặc tính gen.
Lớp bì nằm dưới lớp biểu bì. Nó hình thành nên các phần nhô ra và tạo áp lực lên lớp biểu bì. Mỗi phần nhô ra có chứa một mạch máu nhỏ (mao mạch) hoặc một dây thần kinh. Lớp sâu bên trong này có chứa một lượng mỡ lớn.
Khi đứa trẻ được sinh ra, da của nó được che phủ một hợp chất màu trắng giống như dạng bột, được gọi là bã nhờn. Nó được tạo ra bởi các tuy trên da trong vòng 20 tuần của thai kỳ. Các tuyến nhờn này có tác dụng bảo vệ da của bé trong môi trường nước ối.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao trong tuần mang thai 20?
Hãy đảm bảo mẹ cung cấp đủ các dưỡng chất khi đã mang thai tuần 20
Tính đến thời điểm này, mẹ đã vượt qua được một nửa thai kỳ. Đầu tử cung đang nằm ngang với rốn. Lúc này mẹ có thể tăng khoảng từ 4 - 5 kg. Kể từ bây giờ, mẹ có thể sẽ tăng cân rất nhanh. Nếu khi bắt đầu mang thai, mẹ quá gầy thì mẹ nên tăng cân nhiều hơn một chút. Nếu mẹ hơi mập, mẹ nên tăng ít hơn. Hãy đảm bảo việc bổ sung đầy đủ sắt, một khoáng chất chủ yếu được sử dụng để hình thành huyết sắc tố (một phần tạo nên những tế bào máu chuyên chở oxy).
Trong suốt thai kì, cơ thể của mẹ cần nhiều sắt hơn để theo kịp sự tăng lên của lưu lượng máu, cũng như để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi và nhau thai. Thịt đỏ là một trong những nguồn cung cấp sắt tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Thịt gia cầm (đặc biệt là thịt màu sẫm) và ốc, hến cũng giàu sắt. Một vài nguồn cung cấp sắt ngoài thịt bao gồm các loại đậu, sản phẩm từ đậu, cải bó xôi, nước trái cây ép, nho khô, ngũ cốc.
Hãy nghỉ ngơi thật thoải mái
Mẹ sẽ khó có được một giấc ngủ trọn vẹn vì một vài thay đổi trong cơ thể. Mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng:
- Mẹ sẽ bắt đầu ngáy khi ngủ. Một phần là do sự tăng lên của estrogen, làm sưng màng nhầy, gây bít mũi, thậm chí ngạt mũi. Để tránh tình trạng này, mẹ nên ngủ nghiêng về một bên và nâng cao đầu.
- Ợ chua và khó tiêu: Tình trạng này có thể làm mẹ khó chịu khi nằm. Mẹ cần tránh những thức ăn gây ợ chua, dành 2-3 giờ để tiêu hoá thức ăn trước khi đi ngủ. Thử kiểu ngủ tựa nghiêng lưng vào thành giường.
- Những cơn chuột rút đánh thức mẹ khỏi giấc ngủ sâu. Mẹ có thể tránh bằng cách: duỗi thẳng chân, gót chân trước và sau đó nhẹ nhàng gập mũi chân theo hướng cẳng chân, hoặc có thể đi bộ vài phút.
- Mẹ lăn lộn và xoay đủ mọi tư thế để tìm một vị trí thoải mái. Mẹ nên nằm nghiêng, kẹp một chiếc gối vào giữa hai chân và co đầu gối lại. Muốn thoải mái hơn, mẹ hãy chẹn một chiếc gối ở bụng và một chiếc sau lưng.
- Mẹ nóng và ra nhiều mồ hôi hơn vào nửa đêm. Đó là biểu hiện thông thường ở phụ nữ có thai. Mẹ thường cảm thấy ấm hơn bình thường do sự thay đổi trong cơ thể, hoóc môn và cân nặng. Mẹ nên giữ phòng ngủ thoáng mát và cởi bớt quần áo không cần thiết. Đi dép trong nhà và mặc áo choàng tắm khi ra khỏi phòng tắm vào ban đêm.
- Ra khỏi giường khó khăn hơn trước: Vì thế, mẹ hãy nằm nghiêng, co người, đối diện với mép giường. Sau đó hất chân sang bên, lấy tay tì xuống giường để nâng người ngồi thẳng dậy. Đặt chân vuông góc với sàn nhà rồi đứng lên. Hãy mặc đồ ngủ được làm từ sợi tự nhiên, đàn hồi như cotton. Tránh loại sợi tổng hợp vì chúng khiến da bị ẩm ướt và làm mẹ bị lạnh
- Đôi lúc mẹ đã rất mệt mỏi, nhưng vẫn không thể ngủ được. Mẹ có thể lăn lộn trên giường và đợi cơn buồn ngủ đến - hoặc làm việc gì đó.
Tìm kiếm một lớp học tiền sản
Nếu chưa chuẩn bị để tham gia một lớp học tiền sản, mẹ nên tìm một lớp học. Ngay cả khi mẹ đang ở trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Nó giúp cho mẹ và bố những kiến thức cơ bản về sinh đẻ và đỡ đẻ. Có rất nhiều bệnh viện và trung tâm bà mẹ, trẻ em tổ chức các lớp học khác nhau, buổi gặp gỡ hàng tuần để trao đổi chuyên sâu về kiến thức chăm sóc thai nhi và bé sau khi sinh. Mẹ hãy tham khảo ý kiến bạn bè, gia đình, bác sĩ để có những lời khuyên đúng đắn.
Những hoạt động của tuần này
Mẹ hãy tự thưởng cho bản thân những điều tốt đẹp, vì đã vượt qua một nửa chặng đường mang thai. Hãy ăn mừng bằng một vài niềm đam mê nho nhỏ:
- Hãy thư giãn, thắp nến thơm, diện bộ đồ ngủ mới hay vài liệu pháp mát xa trước khi sinh.
- Để có vật kỷ niệm, hãy lưu giữ những tấm ảnh mang thai của mẹ. Làm một chiếc khung ảnh thật đẹp dành cho tấm hình đầu tiên của bé khi ra đời. Trong thời gian này, mẹ có thể sử dụng các bức ảnh siêu âm.
- Mẹ hãy mua cho mình một vài bộ quần áo khiến mẹ cảm thấy thực sự thoải mái.
Lưu ý
Tuy còn trong bụng mẹ, nhưng sự phát triển của mỗi thai nhi đều có những khác biệt. Thông tin về mang thai tuần 20 chúng tôi đưa trên đây nhằm cung cấp cho mẹ những hiểu biết chung nhất về sự phát triển của các bé trong bụng mẹ giai đoạn này.
- Giải đáp thắc mắc: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh là lý tưởng nhất?
- Hình ảnh siêu âm thai 4 tuần tuổi có tim thai chưa? Thai nhi đã vào tử cung chưa?
- Thai 9 tuần bụng đã to chưa? Dấu hiệu thai 9 tuần phát triển khỏe mạnh
- Kích thước túi thai theo tuần thay đổi như thế nào? Xem ngay!
- Thai 14 tuần biết trai hay gái chưa? Chuyên gia trả lời