Trẻ sơ sinh hay khóc đêm: 5 cách xử trí hiệu quả tại nhà

1. Giải mã nguyên nhân trẻ sơ sinh hay khóc đêm

Trẻ sơ sinh hay khóc đêm còn được gọi là khóc dạ đề, đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ trong giai đoạn khoảng dưới 6 tháng tuổi. Dấu hiệu nhận biết rất đơn giản đó là bé thường ngủ không liền mạch và quấy khóc, vặn mình hoặc giật mình rồi khóc thét vào buổi đêm.

Cơ thể trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé 6 tháng tuổi rất nhạy cảm và yếu ớt. Do vậy mà bất kỳ yếu tổ ngoại cảnh nào tác động cũng có thể là thủ phạm khiến bé quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc. Cùng giải mã tại sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm ngay sau đây.

1.1. Các tác nhân tác động vào hệ hô hấp

Nếu bầu không khí xung quanh bé không thật sự trong lành hoặc nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng thì có thể khiến mũi bé ngứa ngáy, khó chịu, hơi thở khò khè và dẫn đến tình trạng bé quấy khóc ngủ không ngon giấc. 

1.2. Hệ tiêu hóa bé gặp vấn đề

Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện do cấu trúc ruột thường dài hơn so với người lớn. Hơn nữa dạ dày bé lúc này thể tích đang khá nhỏ nên bé sẽ có tình trạng đói thường xuyên. Điều này gây nên các cơn co thắt bất thường, nhu động ruột không ổn định khiến bé đau quặn và quấy khóc đêm nhiều. Đặc biệt các cơn đau diễn ra dữ dội hơn ở những trẻ sơ sinh được bú quá no trước khi ngủ. 

1.3. Hệ thần kinh bé nhạy cảm 

Một trong những nguyên nhân trẻ khóc đêm là do não bộ bé thường phản ứng nhạy với tiếng ồn, ánh sáng hoặc thậm chí là tiếng động nhẹ từ bên ngoài. 

1.4. Bé quấy khóc do thiếu Vitamin D3 K2

Khi trẻ thiếu vitamin D3 K2 sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển xương và răng, làm xáo trộn nhịp sinh học và hạn chế hấp thu canxi của trẻ. Vitamin D3 có nhiệm vụ tổng hợp Osteocalcin ở dạng không hoạt động, nhờ sự có mặt của vitamin K2 giúp chuyển Osteocalcin sang dạng hoạt động, qua đó canxi sẽ dễ dàng gắn vào xương hơn. 

Canxi là yếu tố giúp hệ thần kinh dẫn truyền tín hiệu, khi thiếu hụt canxi sẽ khiến vỏ não ở trong trạng thái hưng phấn, làm trẻ hay giật mình. Trẻ khóc đêm chính là dấu hiệu báo động cho việc bé đang bị thiếu vitamin D3 K2 mà bố mẹ nên lưu ý.

2. Mách mẹ 5 cách trị trẻ sơ sinh hay khóc đêm

cách trị trẻ sơ sinh hay khóc đêm
5 cách trị trẻ sơ sinh hay khóc đêm

2.1. Mẹo dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm bằng động tác ru ngủ đúng cách

Khi trẻ sơ sinh quấy khóc đêm, vặn mình và ngủ không sâu giấc, mẹ đừng hoảng hốt mà hãy nhẹ nhàng ôm ấp, vuốt ve bé. Những hành động này giúp bé giảm căng thẳng và bình tĩnh trở lại. 

Mẹ có thể đổi tư thế nằm cho bé, để bé nằm cạnh cả bố và mẹ để bé có cảm giác an toàn, qua đó cũng sẽ cải thiện được tình trạng  khóc đêm.

Ngoài ra, bố mẹ thử áp dụng cách massage nhẹ nhàng, vỗ nhẹ vào lưng bé để bé có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên tránh bế bé lên và đung đưa để tập cho bé sự tự lập trong giấc ngủ.

2.2. Trị khóc đêm ở trẻ sơ sinh nhờ tiếng ồn trắng

Tiếng ồn trắng đã được chứng minh là giúp khắc phục được tình trạng trẻ sơ sinh hay khóc đêm. Hiểu đơn giản tiếng ồn trắng là sự tập hợp của nhiều âm thanh có tần số khác nhau nhưng lại cùng cường độ và lặp lại liên tục, nó có tác dụng loại bỏ đi những âm thanh khó chịu khác và giúp não bộ dễ dàng điều khiển để đi vào giấc ngủ. 

cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm bằng tiếng ồn trắng
Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm nhờ tiếng ồn trắng

Một nghiên cứu trên tạp chí Archives of Disease in Childhood cho thấy, 16/20 trẻ sơ sinh đi vào giấc ngủ sau 5 phút với phương pháp sử dụng tiếng ồn trắng, con số này chiếm tới 80% trong tổng số cỡ mẫu nghiên cứu.

Tuy nhiên, mẹ không nên quá phụ thuộc bởi tiếng ồn trắng cũng có những mặt trái và không phải bé nào cũng có thể thích nghi được với phương pháp này.

2.3. Ngủ đủ giấc vào ban ngày

Đây là mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh đơn giản nhưng ít mẹ nghĩ tới. Trẻ sơ sinh mỗi ngày có thể ngủ 15,16 tiếng. Nếu ban ngày bé ngủ không đủ giấc thì sẽ dẫn đến việc bé quấy khóc và đêm ngủ không sâu giấc. Mẹ cần đảm bảo cân bằng thời lượng ngủ cho bé và điều chỉnh đồng hồ sinh học phù hợp để bé có giấc ngủ ngon vào buổi tối nhé.

2.4. Đảm bảo bụng con không đói trước khi ngủ

Nhiều trẻ sơ sinh hay khóc đêm rất có thể là do bé bị đói. Mẹ hãy xoa dịu cơn khóc đêm của bé bằng cách cho bé bú hoặc chuẩn bị sẵn một bình sữa ấm. Đây cũng là cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm rất hiệu quả mà các mẹ cần lưu ý.

2.5. Cách trị khóc đêm ở trẻ sơ sinh: Bổ sung đủ vitamin D3, K2

Việc thiếu hụt vitamin D3 K2 có thể dẫn đến trẻ sơ sinh hay khóc đêm. Do đó mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến việc liệu bé đã đủ chất hay chưa? 

Phần lớn các bậc cha mẹ thường bổ sung Vitamin D cho con bằng cách để cơ thể con tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên, việc tiếp xúc ánh sáng tự nhiên sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là tình trạng hiệu ứng nhà kính đang diễn biến xấu khiến ánh sáng chứa nhiều tia cực tím nguy hại cho da bé. 

Chính vì vậy, việc bổ sung bằng sản phẩm chuyên biệt chứa bộ đôi hoàn hảo vitamin D3 - K2 là giáp pháp tốt nhất các bà mẹ lựa chọn.

Có BioAmicus Vitamin D3 K2 - Trẻ khóc đêm không còn là nỗi lo

BioAmicus Vitamin D3 K2 là sự kết hợp hoàn hảo của “bộ đôi vitamin” gồm vitamin D3 và vitamin K2-MK7 giúp trẻ hấp thu canxi tối đa. Có thể nói đây chính là giải pháp toàn diện giúp bé ngủ ngon tròn giấc, tạo điều kiện phát triển bứt phá về thể chất và trí tuệ ngay từ những năm tháng đầu đời.

BioAmicus Vitamin D3 K2-MK7

BioAmicus Vitamin D3 K2-MK7 nhập khẩu chính hãng từ Canada, có mặt tại hơn 3000 điểm bán trên toàn quốc với đặc điểm nổi trội:

  • Công nghệ bao kép độc quyền, đảm bảo chuẩn hàm lượng vitamin K2-MK7. 
  • Vitamin tinh khiết 100% dang Trans đem lại hiệu quả tối đa
  • Tuyệt đối an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không lo tác dụng phụ với tiêu chí 5 không: không màu, không mùi vị, không chất bảo quản, không chứa thành phần dễ gây dị ứng và thành phần biến đổi gen.

Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin bổ ích cho mẹ về tình trạng “trẻ sơ sinh hay khóc đêm”. Nếu có bất kỳ thắc mắc hãy liên hệ ngay theo số Hotline 1900 63 39 85 để được đội ngũ Dược sĩ giàu kinh nghiệm hỗ trợ miễn phí. Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.

Tài liệu tham khảo

https://jag.journalagent.com/erciyesmedj/pdfs/EMJ-57983-ORIGINAL_ARTICLE-OZKAYA.pdf

https://adc.bmj.com/content/65/1/135#request-permissions

Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu