Trầm cảm sau sinh: 7 cách vượt qua hiệu quả
Sau khi sinh, mẹ sẽ trải qua vô vàn cảm xúc khác nhau. Đặc biệt, khi chào đón đứa con đầu lòng, mẹ sẽ thấy rất nhiều cảm xúc đan xen. Có thể là vui buồn, lo lắng đến sợ hãi. Nếu cảm giác buồn bã trở nên trầm trọng và cản trở cuộc sống của mẹ, mẹ rất có khả năng bị trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm sau sinh là gì? Trầm cảm sau sinh hay còn gọi là PPD (Postpartum depression). Đây là một chứng rối loạn tâm lý, thường gặp vào vài tuần sau sinh đến 6 tháng. Nó làm mẹ cảm thấy khó chịu, khó đưa ra quyết định, lo lắng sợ hãi, buồn bã và mất khả năng kết nối với con. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể quản lý và điều trị nó.
Sau đây là 7 cách vượt qua trầm cảm sau sinh hiệu quả mangthaikhoe.vn mách mẹ:
1. Gặp bác sĩ
Cách hiệu quả nhất để chẩn đoán cũng như điều trị trầm cảm sau sinh chính là đi gặp Bác sĩ. Họ là người sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho mẹ. 2 liệu pháp cơ bản được dùng là: thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý.
2. Tập thể dục
Có các nghiên cứu ở Úc đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể chống trầm cảm với mẹ mắc PPD. Mẹ nên tập thể dục khi có thể, chia nhỏ bài tập, mỗi bài chỉ nên kéo dài 5-10 phút.
Theo một bài báo đăng trên tạp chí ScienceDirect, đi bộ là một phát hiện tiềm năng giúp giảm trầm cảm sau sinh. Mẹ có thể đi dạo với con trên xe đẩy, vừa đi vừa hít thở nhẹ nhàng. Điều này giúp mẹ thấy thư giãn hơn nhiều đấy.

3. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Hãy tận dụng những lúc con ngủ để chợp mắt. Có thể những tháng đầu, con thường “ngủ gà ngủ vịt” làm mẹ khó ngủ. Nhưng hãy cố gắng thích nghi và ngủ những lúc con ngủ.
Theo bài báo trên SpringerLink năm 2009, giấc ngủ rời rạc của mẹ có mối tương quan chặt chẽ với các triệu chứng trầm cảm hơn là tính khí của trẻ.
4. Tạo những khoảng trống cho bản thân
Khi sinh con, mẹ sẽ cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn. Đôi khi trách nhiệm ấy quá nặng nề, cộng thêm việc gia đình làm mẹ muốn “nổ tung”. Những lúc như vậy, hãy đừng đối mặt một mình mà hãy nói với mẹ chồng để bà ấy trông con giúp mẹ.
Mẹ nên dành thời gian để mát-xa, tập yoga, đi dạo hay thậm chí là shopping. Làm những việc mình thích là một cách làm vô cùng hiệu quả để giảm áp lực, chống trầm cảm.
5. Bổ sung DHA nhiều hơn
Theo một nghiên cứu, họ chỉ ra rằng người mẹ có lượng DHA thấp hơn có tỉ lệ trầm cảm cao hơn. Mẹ có thể bổ sung DHA bằng các loại hải sản như cá hoặc đơn giản là dầu hạt lanh.
6. Theo dõi việc cho con bú
Một nghiên cứu trên PubMed chỉ ra cho con bú giúp giảm nguy cơ phát triển trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên có một vài trường hợp, sau khi cho bú mẹ có hiện tượng buồn bã, cáu giận. Vì vậy mẹ cần lựa chọn cách cho con ăn phù hợp với mẹ.

7. Đừng để cô lập vây quanh
Sau khi sinh, mẹ có quá nhiều cảm xúc. Điều này làm mẹ cảm thấy bị cô lập. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bà mẹ mới sinh bị PPD trò chuyện với các bà mẹ đã có kinh nghiệm giúp giảm triệu chứng trầm cảm. Mẹ hãy chia sẻ những điều mình phải trải qua với những người xung quanh nhiều hơn.
Và một lời khuyên quan trọng cho mẹ, mẹ hãy nói mọi thứ mẹ phải trải qua với bạn đời của mình. Người chồng chính là điểm tựa vững chắc để mẹ vượt qua thời kỳ khó khăn này. Đừng khóc một mình, đừng chịu đựng một mình, hãy chia sẻ - chìa khóa để tâm trạng tốt hơn.
.jpg)
.jpg)
- Thai 9 tuần đã bám chắc chưa? Hiểu rõ về thai kỳ tuần thứ 9
- 10 Cách Giảm Huyết Áp Cao Khi Mang Thai Không Dùng Thuốc
- Loại canxi nào tốt cho tuổi dậy thì? Tips tăng chiều cao hiệu quả
- Giải mã tiêu chuẩn vàng khi lựa chọn thực phẩm bổ sung cho mẹ bầu
- Quan hệ khi mang thai bị ra máu hồng có nguy hiểm không?