Bà bầu có ăn được lá lốt không? Những lưu ý mẹ cần nhớ

Lá lốt là loại rau được nhiều người Việt biết đến với những món ăn thơm phức, đậm vị lại rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thắc mắc rằng bà bầu có ăn được lá lốt hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp câu hỏi này cùng những lưu ý khi mẹ bầu sử dụng lá lốt hàng ngày nhé! 

Thành phần của lá lốt

Lá lốt là loại cây thân thảo thuộc họ Hồ Tiêu với nhiều thành phần mang lại lợi ích cho sức khỏe. Trong mỗi 100g lá lốt, mẹ bầu có thể hấp thu những loại dưỡng chất quan trọng như:

  • Năng lượng: 39 kcal.
  • Nước: 86,5g.
  • Canxi: 260mg.
  • Photpho: 980mg.
  • Protein: 4,3g.
  • Sắt: 4,1mg.
  • Chất xơ: 2,5g.
  • Vitamin C: 34mg.

Ngoài ra, trong thân của lá lốt chứa hàm lượng lớn alcaloid cùng các beta - caryophylen, phenol. Ở trong rễ của cây lá lốt, thành phần chính là benzyl axetat. Đây đều là những hoạt chất bổ trợ rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.

Lá lốt chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe

Bà bầu có ăn được lá lốt không?

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn lá lốt. Bởi ngay từ xa xưa, lá lốt đã được xem như một loại thảo dược trị nhiều bệnh. Không chỉ vậy, loại cây này cũng được dùng như một loại rau, gia vị giúp hương vị của các món ăn trở nên đa dạng và thơm ngon hơn. 

Mẹ bầu có thể yên tâm dùng lá lốt do loài cây này chứa các thành phần an toàn. Alcaloid, tinh dầu,... đều là hoạt chất tốt cho xương khớp, hệ tiêu hóa, thận,... Mẹ bầu có thể chế biến lá lốt thành các món ăn hấp dẫn. Ngoài ra, lá lốt còn có nhiều công dụng khác như:

  • Nấu lên với nước phục vụ việc rửa vùng kín để giảm viêm, nấm. 
  • Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn.
  • Giảm nhức đầu, đau lưng.
  • Hỗ trợ điều trị táo bón, đái tháo đường, chảy máu chân răng.
  • Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm.

Chỉ cần sử dụng đúng cách, mẹ bầu sẽ phải bất ngờ với hiệu quả của loại cây này. Ngoài ra, theo các chuyên gia, mẹ bầu nên sử dụng 1-2 lần/tuần để mang lại tác dụng tốt nhất.    

Lợi ích của lá lốt đối với mẹ bầu là gì?

Những chiếc lá lốt xanh mướt khi được chế biến đúng cách sẽ giúp mẹ bầu cải thiện đáng kể sức khỏe thai kỳ. Trong đó phải kể đến  những tác dụng sau:

  • Giảm táo bón. Trong suốt thai kỳ, táo bón là triệu chứng phổ biến mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được giảm đáng kể nếu mẹ sử dụng các món ăn từ lá lốt. Mẹ bầu sẽ thấy tình trạng đầy hơi, khó tiêu, khó đi ngoài sẽ cải thiện rõ rệt.
  • Cải thiện tình trạng tàn nhang, nám da, nổi mụn. Trong lá lốt có chứa thành phần phenol. Hoạt chất này có khả năng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây viêm, nổi mụn trên da. Ngoài ra, khi xông hơi bằng lá lốt còn có thể cân bằng pH da, giảm và ngăn ngừa nhờn rít, bít tắc lỗ chân lông, giảm tình trạng nám sạm khi mang thai. 
  • Giảm nhức mỏi tay chân, đau lưng, đau đầu. Thành phần chính benzyl axetat, beta - caryophylen trong rễ và thân lá lốt có khả năng giảm đau rất tốt. Nhờ vậy, những cơn đau nhức tay chân thai kỳ sẽ được giảm nhẹ đi nhiều.
  • Chữa ho. Do bản chất có vị cay, ấm cùng thành phần chứa nhiều flavonoid và ancaloid nên khi ăn lá lốt, cơ thể mẹ có thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Đây cũng chính là những tác nhân gây cảm cúm, ho hắng ở mẹ bầu. Ngoài ra, lá lốt cũng giúp bổ sung một lượng nhỏ vitamin C để hỗ trợ cải thiện hàng rào miễn dịch của mẹ.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa. Do sức đề kháng yếu hơn so với thông thường nên nguy cơ bị mắc bệnh phụ khoa do nấm, vi khuẩn ở mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể. Điển hình như các bệnh viêm âm đạo, khí hư ra nhiều, ngứa rát, khó chịu,... Lúc này, mẹ bầu có thể nấu một nồi nước lá lốt, sau đó sử dụng để vệ sinh vùng kín hàng ngày, ngăn ngừa và cải thiện nhiều bệnh phụ khoa. 
  • Chống chảy máu chân răng. Do đặc tính ấm, vị hơi cay, lá lốt cũng rất hiệu quả khi dùng cho các bệnh lý răng miệng, điển hình là chảy máu chân răng.
  • Chữa ho. Lá lốt có thể dùng để trừ lạnh, làm ấm đường hô hấp. Vì vậy loại cây này sẽ giúp giảm ho do cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả.

Có thể thấy, chỉ một cây lá lốt nhỏ nhưng có thể đem lại vô số lợi ích cho mẹ bầu. Chính vì vậy, với nhiều mẹ, lá lốt đã trở thành bí quyết để giữ sức khỏe thể chất luôn ổn định, đề kháng thêm khỏe mạnh, chống lại nhiều bệnh tật trong thai kỳ.

Lá lốt mang lại vô số lợi ích với sức khỏe thai kỳ

Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn lá lốt

Dù là loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng chỉ thực sự hiệu quả khi mẹ bầu biết dùng đúng cách. Trong đó, mẹ nên chú ý những điều sau:

  • Cần nhớ luôn rửa sạch lá lốt trước khi sử dụng. Mẹ bầu có thể ngâm nước muối và tuyệt đối không thể ăn sống để tránh nhiễm phải những vi khuẩn gây hại trên lá lốt.
  • Tần suất ăn thích hợp nhất là 1-2 lần/tuần. Không nên ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong, phát ban, nổi mụn,... Đặc biệt các trường hợp như nhiệt miệng, nóng gan hoặc đau loét dạ dày thì nên tránh xa.
  • Do có tính nhiệt nên nếu dùng cho phụ nữ đang cho con bú sẽ gây mất sữa hoặc sữa không đủ dinh dưỡng.
  • Các trường hợp ăn hơn 100g/ngày có thể dẫn đến một số vấn đề tiêu hóa. Ví dụ các trường hợp khó tiêu, ợ nóng hoặc chướng bụng là điều dễ xảy ra nhất.
  • Lá lốt chỉ mang lại tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ (ví dụ như viêm nhiễm âm đạo, cảm cúm, đau lưng,...ở mức độ nhẹ). Trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng, mẹ bầu vẫn cần đến gặp chuyên gia để được tư vấn, hỗ trợ.
  • Nếu mẹ bầu từng có tiền sử sảy thai thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Với những lưu ý phía trên đây, chắc chắn mẹ bầu có thể sử dụng lá lốt an toàn và hiệu quả nhất. 

Lá lốt và những lưu ý khi sử dụng

Bỏ túi những món ăn từ lá lốt cho mẹ bầu

Sau khi nắm rõ được công dụng của lá lốt, mẹ bầu có thể phối hợp thành những món ăn thơm ngon. Nhờ vậy, việc hấp thu dưỡng chất trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Dưới đây là một số món ăn từ lá lốt mà mẹ có thể tham khảo:

  • Thịt bò xào lá lốt. Sự hòa quyện hương thơm của thịt bò và lá lốt chắc chắn khó ai có thể cưỡng lại. Mẹ bầu bắt đầu bằng việc sơ chế lá lốt, ướp thịt bò với tỏi, gia vị (muối, đường, tiêu, xì dầu,...). Sau đó, mẹ bắt đầu xào thịt bò với lửa lớn đến khi thịt chuyển sang màu vàng đẹp mắt. Sau đó là bước bổ sung hành tây, lá lốt và nêm nếm lại cho phù hợp với khẩu vị của mẹ bầu. 
  • Canh cá lóc với lá lốt. Bước đầu tiên là sơ chế cá lóc, nêm nếm với nước mắm, hạt nêm. Sau đó, hành tỏi được phi thơm rồi cho cá lóc vào rán qua. Tiếp theo, mẹ sẽ thêm nước vào phần cá vừa rán, đun nhỏ lửa đến khi sôi rồi thêm lá lốt vào. Nêm nếm gia vị vừa miệng, đun khoảng 5 phút và tắt bếp.
  • Chả lá lốt. Chắc chắn đây không phải là món ăn quá xa lạ với tuổi thơ của nhiều người. Thịt lợn được xay nhuyễn, ướp cùng trứng gà, nước mắm, tiêu. Sau đó, mẹ sử dụng lá lốt đã được rửa sạch để gói thịt thành những cuốn nhỏ. Sau đó chúng được rán trên chảo dầu nóng đến khi chín vàng nâu là được.

Đây là những món ăn rất đơn giản, dễ nấu mà lại vô cùng bổ dưỡng. Mẹ bầu có thế sáng tạo thêm vô số món ăn khác từ lá lốt để bữa cơm vừa ngon miệng mà vừa đầy đủ dinh dưỡng. 

Canh cá lóc với lá lốt

Như vậy, chắc chắn mẹ đã tìm thấy câu trả lời rằng "bà bầu có ăn được lá lốt không” rồi đúng không nào? Ngoài ra, nếu mẹ muốn được Aplicaps tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe thai kỳ, mẹ có thể truy cập tại ĐÂY hoặc gọi số hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!

Dược sĩ Anh Thư

Tài liệu tham khảo:

  1. Chemical compositopns and antimicrobial properties of poper sarmentosum. Ngày truy cập: 3/6/2022.
    https://www.researchgate.net/publication/319306177_Chemical_Compositions_and_Antimicrobial_Properties_of_Piper_Sarmentosum_-_A_Review
  2. A review of the literature and latest advances in research of piper sarmentosum. Ngày truy cập: 3/6/2022.
    https://www.researchgate.net/publication/223968204_A_review_of_the_literature_and_latest_advances_in_research_of_Piper_sarmentosum
  3. Medicine from lolot. Ngày truy cập: 3/6/2022.
    http://www.thanhniennews.com/health/medicine-from-lolot-9394.html
Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu