Giải mã thắc mắc: Dấu hiệu thai 10 tuần khỏe mạnh là gì?

Mang thai tuần 10, mẹ bầu đã trải qua 9 tuần của thai kỳ. Đây không phải là thời gian dài nhưng là cả một chặng đường cố gắng của mỗi người mẹ. Dù có mệt mỏi cỡ nào thì bất cứ người mẹ nào cũng chỉ mong con được phát triển khỏe mạnh. Vậy dấu hiệu thai 10 tuần khỏe mạnh là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của mangthaikhoe.vn để được giải mã câu hỏi này mẹ nhé!

1. Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Mang thai tuần 10 là thời điểm sắp kết thúc kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Trong giai đoạn này mẹ bầu vừa xen lẫn những cảm giác hứng khởi nhưng không tránh khỏi sự mệt mỏi vì tình trạng ốm nghén. Hãy cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này để bước đến những giai đoạn ổn định hơn.

Ở tuần thứ 10, thai nhi vẫn đang tiếp tục phát triển rất mạnh mẽ và có những sự thay đổi nhất định. Cùng với sự hình thành và phát triển những cơ quan, bộ phận ở bên ngoài thì những cơ quan nội tạng trong cơ thể thai nhi cũng đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Đồng thời khi bước vào tuần 10, cơ quan sinh sản bên ngoài của thai nhi cũng bắt đầu phát triển. 

Thai nhi 10 tuần tuổi có chiều dài cơ thể khoảng 3cm và cân nặng đạt 4 gam. Các cơ quan trong cơ thể thai nhi vẫn đang phát triển và dần hoàn thiện với tốc độ vô cùng chóng mặt. Các cơ quan quan trọng như tim, phổi, gan, thận, não,... vẫn đang tiếp tục phát triển và hoàn hiện. Lúc này, trái tim đã gần như hoàn thiện và đã có thể thực hiện những nhịp đập rất khỏe mạnh.

thai nhi 10 tuần tuổi
Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển bình thường

2. Dấu hiệu thai 10 tuần khỏe mạnh

Để biết thai nhi có đang phát triển bình thường, mẹ bầu có thể dựa vào các dấu hiệu thai 10 tuần khỏe mạnh dưới đây:

2.1. Kích thước và trọng lượng cơ thể thai nhi

Thai 10 tuần tuổi có chiều dài cơ thể đạt 3cm và cân nặng là 4 gam. Lúc này, kích thước của thai nhi tương đương quả mơ nhỏ. Trong giai đoạn này, thai nhi sẽ thực hiện những chuyển động giật mà có thể dễ dàng nhìn thấy khi siêu âm.

2.2. Hình dạng cơ thể thai nhi

Mang thai tuần 10, phần đầu của thai nhi vẫn còn to hơn so với phần thân. Tuy nhiên, khuôn mặt đã rõ nét hơn, đôi mắt của em bé vẫn đang khép hờ nhưng đã có khả năng phản xạ lại với ánh sáng. 

Đồng thời, hai tai, miệng và mũi của em bé cũng đã bắt đầu hình thành. Xương hàm cũng đang dần phát triển và có chứa hình thái của bộ răng sữa. 

2.3. Tim thai

Vào khoảng tuần 6 - 7 của thai kỳ, tim thai đã bắt đầu đập. Đến 10 tuần tuổi tim thai đã đập rất mạnh mẽ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu thai 10 tuần khỏe mạnh. Lúc này, tim thai đập rất nhanh và mạnh có thể lên tới tần suất 180 lần/phút, gấp 3 lần nhịp tim của người lớn. 

Để nhận biết được dấu hiệu có tim thai, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp đo non-stress test. Đây là phép đo có tác dụng theo dõi nhịp tim của thai nhi và phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn nếu có.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đếm nhịp tim của em bé bằng phương pháp truyền thống, dùng ống nghe chạm vào bụng của mẹ. Thai nhi khỏe mạnh sẽ có nhịp đập của tim trung bình là 110 - 160 lần/phút.

tim thai 10 tuần khỏe mạnh
Tim thai 10 tuần - dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh

2.4. Sự tăng cân đều đặn của cơ thể mẹ bầu

Cân nặng của mẹ bầu tăng đều đặn cũng là dấu hiệu thai 10 tuần khỏe mạnh. Với mẹ bầu có thể trạng sức khỏe trung bình thì cân nặng lý tưởng cho cả thai kỳ là 10 - 12kg.

Trong tuần thứ 10 này, trọng lượng của cơ thể mẹ có thể tăng từ 0,5 - 1kg. Nhưng đối với những mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì cân nặng sẽ tăng ít hơn.

Ngoài ra, trong những lần khám định kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ kiểm tra cân nặng để đánh giá xem liệu rằng thai nhi có đang phát triển bình thường hay không. 

3. Những thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai tuần 10

Mang thai tuần 10 là giai đoạn cuối của kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này, các cơ ở trong đường tiêu hóa rất lỏng lẻo gây nên các hiện tượng ợ nóng, ợ chua, trào ngược. Đây vẫn là giai đoạn nghén nặng nên có nhiều mẹ bầu sẽ thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn và ủ rũ.

Đồng thời ở thời điểm này, các hormone HCG và progesterone tăng mạnh sẽ làm tăng tuyến dầu trên mặt của mẹ bầu khiến cho làn da của mẹ trở nên sáng hơn và mịn hơn.

Ngoài ra, kích thước bụng của mẹ bầu cũng đang dần giãn ra khiến mẹ bầu có thể nhìn thấy rõ được các mạch máu, tình trạng này sẽ rõ rệt hơn với những mẹ bầu có nước da sáng. Sự phát triển của hệ thống mạch máu có ý nghĩa rất lớn trong quá trình nuôi dưỡng thai nhi. 

Trong tuần này, mẹ bầu cần được làm các xét nghiệm máu, đo độ mờ da gáy để đánh giá sớm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm sắc thể.

mang thai tuần 10 ốm nghén
Ốm nghén khi mang thai tuần 10

4. Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi mang thai tuần 10

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi khi mang thai tuần 10 thì mẹ bầu cần lưu ý: 

  • Bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ bao gồm: Tinh bột, chất béo (lipid), chất xơ, các vitamin và khoáng chất.
  • Uống nhiều nước, tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể gây hại cho mẹ trong thai kỳ như đồ uống có gas, có cồn, các loại đồ ăn tươi sống chứa nhiều vi khuẩn,...
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, sữa chua pho mát, bông cải xanh,... Bởi vì em bé của mẹ đang cần rất nhiều canxi trong giai đoạn này.
  • Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên kết hợp bổ sung dinh dưỡng thông qua nguồn thực phẩm hàng ngày và viên uống bổ sung để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho thai kỳ.

Hy vọng toàn bộ những thông tin trên đây đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc: Dấu hiệu thai 10 tuần tuổi khỏe mạnh là gì? Nếu còn thắc mắc vấn đề gì, mẹ bầu có thể liên hệ tới hotline: 1900 63 69 85 để nhận được hỗ trợ từ Dược sỹ chuyên môn của mangthaikhoe mẹ nhé!

Nguyễn Huyền

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5689234/

2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK448166/

3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6995862/

Bài viết liên quan
Chia sẻ của mẹ bầu